Cổng chùa Bà Thiên Hậu năm 1991. Chùa còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là miếu Đức Bà, tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.Từ cồng nhìn vào trong sân chùa. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.Trong sân thiên tỉnh (giếng trời) của chùa Bà Thiên Hậu. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Chợ Lớn xưa.Từ giếng trời nhìn về phía điện thờ chính. Chùa được xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa. Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, 3 dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có giếng trời.Hình tượng trang trí trên mái chùa. Một nét đặc sắc của chùa Bà Thiên Hậu là các phù điêu bằng gốm được trang trí dày đặc từ trên mái, hiên cho đến các bàn thờ, vách tường…Heo quay - đồ cúng truyền thống dành cho Bà Thiên Hậu. Theo truyền thuyết thì Thiên Hậu Thánh Mẫu là người thời Tống, tên thật là Mi Châu. 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Phật giáo, 13 tuổi đã đắc đạo và có phép thần thông…Những vòng hương xoắn ốc tỏa khói nghi ngút, hình ảnh đặc trưng của các hội quán người Hoa ở Chợ Lớn.Chùa Bà Thiên Hậu hàng ngày đón tiếp những người đến cúng lễ khá đông, nhưng đông hơn là vào các ngày mùng Một và Rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm.
Mời quý độc giả xem video: Săn hàng độc tại chợ “đồng nát” Sài Gòn. Nguồn: VTC16.
Cổng chùa Bà Thiên Hậu năm 1991. Chùa còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là miếu Đức Bà, tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ cồng nhìn vào trong sân chùa. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.
Trong sân thiên tỉnh (giếng trời) của chùa Bà Thiên Hậu. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Chợ Lớn xưa.
Từ giếng trời nhìn về phía điện thờ chính. Chùa được xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa. Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, 3 dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có giếng trời.
Hình tượng trang trí trên mái chùa. Một nét đặc sắc của chùa Bà Thiên Hậu là các phù điêu bằng gốm được trang trí dày đặc từ trên mái, hiên cho đến các bàn thờ, vách tường…
Heo quay - đồ cúng truyền thống dành cho Bà Thiên Hậu. Theo truyền thuyết thì Thiên Hậu Thánh Mẫu là người thời Tống, tên thật là Mi Châu. 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Phật giáo, 13 tuổi đã đắc đạo và có phép thần thông…
Những vòng hương xoắn ốc tỏa khói nghi ngút, hình ảnh đặc trưng của các hội quán người Hoa ở Chợ Lớn.
Chùa Bà Thiên Hậu hàng ngày đón tiếp những người đến cúng lễ khá đông, nhưng đông hơn là vào các ngày mùng Một và Rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm.
Mời quý độc giả xem video: Săn hàng độc tại chợ “đồng nát” Sài Gòn. Nguồn: VTC16.