Theo các chuyên gia, luật im lặng - omertà tồn tại trong giới mafia từ thế kỷ 16. Đây là luật lệ bất thành văn mà bất cứ mafia ở Sicily, Apulia, Calabria, Campania... cũng phải tuân thủ.Luật Omertà nói chung là cấm các mafia hợp tác với chính quyền. Theo đó, nếu mafia nào bị bắt thì đều không được hợp tác với cảnh sát, khai nhận các tội ác của băng đảng hay tố giác các thành viên trong tổ chức.Không những vậy, ngay cả dân thường dù bị mafia tấn công hay chứng kiến các hành vi phạm tội của các băng đảng cũng không dám báo cảnh sát. Họ giữ im lặng vì sợ bị các băng đảng mafia trả thù.Nếu mafia hay dân thường nào vi phạm luật im lặng - omertà thì sẽ đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ, tra tấn và hành quyết.Thậm chí, một vài băng đảng còn sát hại các thành viên trong gia đình của mafia phản bội tổ chức. Hành động răn đe này nhằm "chấn chỉnh" những tên tội phạm có ý định hợp tác với cảnh sát và chính quyền cũng như siết chặt kỷ luật trong băng đảng.Thêm nữa, luật im lặng - omertà còn đồng nghĩa với việc các thành viên mafia trong băng đảng phải tuyệt đối phục tùng "bố già" - người đứng đầu băng đảng. Mọi thành viên không có quyền nêu ra các câu hỏi.Do đó, các thành viên mafia chỉ biết nghe, giữ im lặng và làm việc theo lệnh của cấp trên. Nếu cả gan đặt câu hỏi hoặc nêu ý kiến cá nhân khi không được hỏi thì sẽ có thể bị trừng phạt nặng, tồi tệ nhất là sẽ bị thủ tiêu.Với luật im lặng này, các băng đảng mafia duy trì quyền lực và tránh bị cảnh sát triệt tiêu toàn bộ trong các chiến dịch truy quét.Dù vậy, một số mafia vẫn phá vỡ luật im lặng - omertà khi hợp tác với cảnh sát, chính quyền.Theo đó, nhiều tên tội phạm khét tiếng ở thế giới ngầm, thậm chí các "bố già" sừng sỏ "sa lưới" pháp luật.Mời độc giả xem video: Ý: Xét xử băng nhóm Mafia khét tiếng. Nguồn: THDT.
Theo các chuyên gia, luật im lặng - omertà tồn tại trong giới mafia từ thế kỷ 16. Đây là luật lệ bất thành văn mà bất cứ mafia ở Sicily, Apulia, Calabria, Campania... cũng phải tuân thủ.
Luật Omertà nói chung là cấm các mafia hợp tác với chính quyền. Theo đó, nếu mafia nào bị bắt thì đều không được hợp tác với cảnh sát, khai nhận các tội ác của băng đảng hay tố giác các thành viên trong tổ chức.
Không những vậy, ngay cả dân thường dù bị mafia tấn công hay chứng kiến các hành vi phạm tội của các băng đảng cũng không dám báo cảnh sát. Họ giữ im lặng vì sợ bị các băng đảng mafia trả thù.
Nếu mafia hay dân thường nào vi phạm luật im lặng - omertà thì sẽ đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ, tra tấn và hành quyết.
Thậm chí, một vài băng đảng còn sát hại các thành viên trong gia đình của mafia phản bội tổ chức. Hành động răn đe này nhằm "chấn chỉnh" những tên tội phạm có ý định hợp tác với cảnh sát và chính quyền cũng như siết chặt kỷ luật trong băng đảng.
Thêm nữa, luật im lặng - omertà còn đồng nghĩa với việc các thành viên mafia trong băng đảng phải tuyệt đối phục tùng "bố già" - người đứng đầu băng đảng. Mọi thành viên không có quyền nêu ra các câu hỏi.
Do đó, các thành viên mafia chỉ biết nghe, giữ im lặng và làm việc theo lệnh của cấp trên. Nếu cả gan đặt câu hỏi hoặc nêu ý kiến cá nhân khi không được hỏi thì sẽ có thể bị trừng phạt nặng, tồi tệ nhất là sẽ bị thủ tiêu.
Với luật im lặng này, các băng đảng mafia duy trì quyền lực và tránh bị cảnh sát triệt tiêu toàn bộ trong các chiến dịch truy quét.
Dù vậy, một số mafia vẫn phá vỡ luật im lặng - omertà khi hợp tác với cảnh sát, chính quyền.
Theo đó, nhiều tên tội phạm khét tiếng ở thế giới ngầm, thậm chí các "bố già" sừng sỏ "sa lưới" pháp luật.
Mời độc giả xem video: Ý: Xét xử băng nhóm Mafia khét tiếng. Nguồn: THDT.