Tử tù Trung Quốc thời phong kiến thường bị hành quyết vào mùa Thu và trước ngày đông chí. Đây là hình phạt nặng nhất dành cho tù nhân phạm phải những tội ác nghiêm trọng như giết người, phản quốc...Trước ngày ra pháp trường, tử tù nhận được một vài "đặc ân". Trong số này, phạm nhân sẽ được ăn bữa cuối cùng thịnh soạn. Bữa ăn này còn được gọi là "cơm đoạn đầu".Theo các ghi chép và sử liệu, "cơm đoạn đầu" xuất hiện từ thời Xuân Thu Chiến Quốc sau khi Sở trang vương dẹp yên các quý tộc và đại thần làm phản.Nhằm thể hiện sự bao dung và thu phục nhân tâm, Sở trang vương hạ lệnh cho phép tử tù được ăn bữa cơm ngon trước khi bị xử trảm một ngày. Sau đó, các nước chư hầu cũng học theo Sở trang vương và cho phép tù nhân nhận "đặc ân" này.Người Trung Quốc thời phong kiến quan niệm chết khi no bụng là cái chết tôn nghiêm và sẽ giúp tử tù đầu thai vào gia đình tốt hơn ở kiếp sau.Vào thời nhà Tống, Tống Thái Tổ khi vừa mới lập quốc đã đặt ra quy tắc mỗi tử tù trước khi chết sẽ được khẩu phần ăn trị giá 5 quan tiền.Theo đó, tử tù sẽ có bữa cơm thịnh soạn gồm cơm canh, rượu thịt. Thế nhưng, về sau, cai ngục cắt xén, bỏ túi riêng một phần tiền nên "cơm đoạn đầu" của tử tù không còn đầy đặn như ban đầu.Ngoài "cơm đoạn đầu", tử tù còn nhận được một quyền lợi đặc biệt khác là được gặp lại người thân để nói lời từ biệt cuối cùng. Nếu tử tù đã kết hôn thì thường sẽ gặp vợ vào ngày cuối cùng trước khi hành hình."Đặc ân" này xuất phát từ việc người xưa quan niệm có con thừa tự là một trong 3 việc quan trọng nhất của mỗi người. Nếu gia đình nào không có con trai thừa tự sẽ bị chỉ trích là bất hiếu. Hoàng đế và triều đình cũng muốn thể hiện quyền lực và lòng nhân từ đối với phạm nhân.Vậy nên, triều đình của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc cho phép vợ của tử tù vào thăm chồng trước khi bị xử tử. Trong khoảng thời gian đó, quan lại và cai ngục không làm khó tử tù và vợ của họ. Nhờ vậy, nhiều gia đình sẽ có thể đạt được tâm nguyện là có được con trai nối dõi tông đường. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Tử tù Trung Quốc thời phong kiến thường bị hành quyết vào mùa Thu và trước ngày đông chí. Đây là hình phạt nặng nhất dành cho tù nhân phạm phải những tội ác nghiêm trọng như giết người, phản quốc...
Trước ngày ra pháp trường, tử tù nhận được một vài "đặc ân". Trong số này, phạm nhân sẽ được ăn bữa cuối cùng thịnh soạn. Bữa ăn này còn được gọi là "cơm đoạn đầu".
Theo các ghi chép và sử liệu, "cơm đoạn đầu" xuất hiện từ thời Xuân Thu Chiến Quốc sau khi Sở trang vương dẹp yên các quý tộc và đại thần làm phản.
Nhằm thể hiện sự bao dung và thu phục nhân tâm, Sở trang vương hạ lệnh cho phép tử tù được ăn bữa cơm ngon trước khi bị xử trảm một ngày. Sau đó, các nước chư hầu cũng học theo Sở trang vương và cho phép tù nhân nhận "đặc ân" này.
Người Trung Quốc thời phong kiến quan niệm chết khi no bụng là cái chết tôn nghiêm và sẽ giúp tử tù đầu thai vào gia đình tốt hơn ở kiếp sau.
Vào thời nhà Tống, Tống Thái Tổ khi vừa mới lập quốc đã đặt ra quy tắc mỗi tử tù trước khi chết sẽ được khẩu phần ăn trị giá 5 quan tiền.
Theo đó, tử tù sẽ có bữa cơm thịnh soạn gồm cơm canh, rượu thịt. Thế nhưng, về sau, cai ngục cắt xén, bỏ túi riêng một phần tiền nên "cơm đoạn đầu" của tử tù không còn đầy đặn như ban đầu.
Ngoài "cơm đoạn đầu", tử tù còn nhận được một quyền lợi đặc biệt khác là được gặp lại người thân để nói lời từ biệt cuối cùng. Nếu tử tù đã kết hôn thì thường sẽ gặp vợ vào ngày cuối cùng trước khi hành hình.
"Đặc ân" này xuất phát từ việc người xưa quan niệm có con thừa tự là một trong 3 việc quan trọng nhất của mỗi người. Nếu gia đình nào không có con trai thừa tự sẽ bị chỉ trích là bất hiếu. Hoàng đế và triều đình cũng muốn thể hiện quyền lực và lòng nhân từ đối với phạm nhân.
Vậy nên, triều đình của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc cho phép vợ của tử tù vào thăm chồng trước khi bị xử tử. Trong khoảng thời gian đó, quan lại và cai ngục không làm khó tử tù và vợ của họ. Nhờ vậy, nhiều gia đình sẽ có thể đạt được tâm nguyện là có được con trai nối dõi tông đường. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.