Thần y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, sinh năm 1720 tại Văn Xá, Liêu Xá, Đường Hào, phủ Thượng Hồng (nay là Hoàng Hữu Nam, Yên Mỹ, Hưng Yên). Nhưng, phần lớn cuộc đời ông đã sống ở quê mẹ thuộc xứ Bầu Thượng, Tĩnh Diệm, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Ông sinh ra trong dòng họ có truyền thống khoa bảng. Cha ông là ông Lê Hữu Mưu đỗ đệ tam giáp tiến sĩ làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức ngự sử, tước bá, khi mất được truy tặng Thượng thư.
Lúc trẻ, ông có thi vào tam trường rồi gác đèn sách đeo gươm tòng quân nhưng sớm nhận ra cảnh nồi da sáo thịt thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nên không màng danh tiếng và chức tước.Nhân dịp người anh ở Hương Sơn mất sớm để lại 3 con nhỏ, ông xin ra khỏi quân ngũ, để về đó thay anh săn sóc báo hiếu mẹ và nuôi cháu.
Về Hương Sơn, chàng trai trẻ Lê Hữu Trác bị bệnh nặng, được cáng đến điều trị tại nhà lương y Trần Độc ở Nghệ An hơn 1 năm trời. Tại đây, Lãn Ông mượn đọc các y thư và cảm thấy thích thú quyết tâm nghiên cứu.
Chính trong thời gian này, để có thời gian học, ông dựng nhà cạnh rừng, tự đặt tên hiệu là Lãn Ông (ông lười) ý nói lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.
Với sự say mê, vài ba năm sau ông đã chữa được bệnh, tiếng lành đồn xa, nổi danh khắp vùng. Không chỉ chữa bệnh, ông còn viết sách. Bộ "Lãn ông tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học đến nay vẫn một kho tàng vô giá.Năm 62 tuổi, Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được triệu về kinh chữa bệnh cho Trịnh Cán, Trịnh Sâm. Thời gian ở kinh thành ông về thăm cố hương Hưng Yên. Trong chuyến thăm này, ông phát hiện, người con gái năm xưa được gia đình hứa gả cho ông đã xuống tóc đi tu.
Theo lời kể của Lê Hữu Trác với anh học trò thì lúc còn nhỏ, nhà ông có dạm cô con gái con quan Thừa tư tham chánh ở Sơn Nam, đã làm lễ vấn danh và ăn hỏi rồi nhưng có việc trở ngại, ông phải từ hôn về ở luôn Hương Sơn.
40 năm sau, ông gặp lại người con gái năm xưa trong một hoàn cảnh đặc biệt, bà đã xuống tóc nương nhờ cửa Phật. Điều đáng nói lúc trẻ, dù có nhiều đám dạm hỏi, nhưng bà đều nhất quyết từ chối, một lòng với người đã hứa gả nên quyết chí đi tu.
Trong tác phẩm “Thượng Kinh ký sự” (Ký sự lên Kinh), ông viết: "Vì ta bất cẩn trong việc này. Có thuỷ mà không có chung, khiến cho người mang hận, mà ta mang tiếng là người bạc bẽo".
Thấy "người cũ" làm ni cô, ông không khỏi xót xa muốn chăm sóc bà đến cuối đời nên bảo với anh học trò đến thưa với bà nếu bà bằng lòng thì mời bà về Hương Sơn, trong vườn nhà ông có một ngôi chùa có thể cung phụng đèn nhang.
Nhưng người xưa không hề trách móc ông: "Tôi không gặp được chồng, phải cô độc, khổ sở như thế này cũng bởi cái số mệnh của tôi, chứ có dám trách ai đâu?... tấm lòng của người đã hiểu cho như thế, cũng đủ an ủi cái lênh đênh của cuộc đời tôi rồi".
Bà chỉ mong được ông tặng chiếc quan tài để sau này khi xuống hoàng tuyền cũng không phải tủi hờn vì duyên phận quá bạc bẽo.
Vì chuyện này, ông đã làm bài thơ nổi tiếng in trong “Thượng kinh ký sự”. Bài thơ có đoạn: "Vô tâm nên nỗi luỵ người ta/Trông mặt nhau đây luống xót xa/Gượng cười khôn giấu đôi hàng lệ/Tóc bạc che mờ nửa mặt hoa/Kiếp này hãy kết làm huynh muội/Kiếp khác xin hoàn nghĩa thất gia/Ai nỡ phụ ai, ai nỡ phụ".
Mời độc giả xem video: Cha gài điện bẫy chuột, con gái vướng bẫy tử vong. Nguồn: THDT.
Thần y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, sinh năm 1720 tại Văn Xá, Liêu Xá, Đường Hào, phủ Thượng Hồng (nay là Hoàng Hữu Nam, Yên Mỹ, Hưng Yên). Nhưng, phần lớn cuộc đời ông đã sống ở quê mẹ thuộc xứ Bầu Thượng, Tĩnh Diệm, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Ông sinh ra trong dòng họ có truyền thống khoa bảng. Cha ông là ông Lê Hữu Mưu đỗ đệ tam giáp tiến sĩ làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức ngự sử, tước bá, khi mất được truy tặng Thượng thư.
Lúc trẻ, ông có thi vào tam trường rồi gác đèn sách đeo gươm tòng quân nhưng sớm nhận ra cảnh nồi da sáo thịt thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nên không màng danh tiếng và chức tước.
Nhân dịp người anh ở Hương Sơn mất sớm để lại 3 con nhỏ, ông xin ra khỏi quân ngũ, để về đó thay anh săn sóc báo hiếu mẹ và nuôi cháu.
Về Hương Sơn, chàng trai trẻ Lê Hữu Trác bị bệnh nặng, được cáng đến điều trị tại nhà lương y Trần Độc ở Nghệ An hơn 1 năm trời. Tại đây, Lãn Ông mượn đọc các y thư và cảm thấy thích thú quyết tâm nghiên cứu.
Chính trong thời gian này, để có thời gian học, ông dựng nhà cạnh rừng, tự đặt tên hiệu là Lãn Ông (ông lười) ý nói lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.
Với sự say mê, vài ba năm sau ông đã chữa được bệnh, tiếng lành đồn xa, nổi danh khắp vùng. Không chỉ chữa bệnh, ông còn viết sách. Bộ "Lãn ông tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học đến nay vẫn một kho tàng vô giá.
Năm 62 tuổi, Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được triệu về kinh chữa bệnh cho Trịnh Cán, Trịnh Sâm. Thời gian ở kinh thành ông về thăm cố hương Hưng Yên. Trong chuyến thăm này, ông phát hiện, người con gái năm xưa được gia đình hứa gả cho ông đã xuống tóc đi tu.
Theo lời kể của Lê Hữu Trác với anh học trò thì lúc còn nhỏ, nhà ông có dạm cô con gái con quan Thừa tư tham chánh ở Sơn Nam, đã làm lễ vấn danh và ăn hỏi rồi nhưng có việc trở ngại, ông phải từ hôn về ở luôn Hương Sơn.
40 năm sau, ông gặp lại người con gái năm xưa trong một hoàn cảnh đặc biệt, bà đã xuống tóc nương nhờ cửa Phật. Điều đáng nói lúc trẻ, dù có nhiều đám dạm hỏi, nhưng bà đều nhất quyết từ chối, một lòng với người đã hứa gả nên quyết chí đi tu.
Trong tác phẩm “Thượng Kinh ký sự” (Ký sự lên Kinh), ông viết: "Vì ta bất cẩn trong việc này. Có thuỷ mà không có chung, khiến cho người mang hận, mà ta mang tiếng là người bạc bẽo".
Thấy "người cũ" làm ni cô, ông không khỏi xót xa muốn chăm sóc bà đến cuối đời nên bảo với anh học trò đến thưa với bà nếu bà bằng lòng thì mời bà về Hương Sơn, trong vườn nhà ông có một ngôi chùa có thể cung phụng đèn nhang.
Nhưng người xưa không hề trách móc ông: "Tôi không gặp được chồng, phải cô độc, khổ sở như thế này cũng bởi cái số mệnh của tôi, chứ có dám trách ai đâu?... tấm lòng của người đã hiểu cho như thế, cũng đủ an ủi cái lênh đênh của cuộc đời tôi rồi".
Bà chỉ mong được ông tặng chiếc quan tài để sau này khi xuống hoàng tuyền cũng không phải tủi hờn vì duyên phận quá bạc bẽo.
Vì chuyện này, ông đã làm bài thơ nổi tiếng in trong “Thượng kinh ký sự”. Bài thơ có đoạn: "Vô tâm nên nỗi luỵ người ta/Trông mặt nhau đây luống xót xa/Gượng cười khôn giấu đôi hàng lệ/Tóc bạc che mờ nửa mặt hoa/Kiếp này hãy kết làm huynh muội/Kiếp khác xin hoàn nghĩa thất gia/Ai nỡ phụ ai, ai nỡ phụ".
Mời độc giả xem video: Cha gài điện bẫy chuột, con gái vướng bẫy tử vong. Nguồn: THDT.