Sinh năm 1904 tại Kosovo, gã điệp viên phát xít Đức dùng vỏ bọc người hầu Elyesa Bazna là con của vợ chồng gốc Albania. Khi lên 14 tuổi, gia đình gã chuyển đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống.Bảy năm sau, Bazna xin vào làm việc tại bộ phận giao thông vận tải của Tập đoàn Istanbul. Sau đó, gã làm đội trưởng cứu hỏa ở Yozgat trước khi trở lại Istanbul làm lái taxi. Bazna có ngã rẽ cuộc đời vào năm 1943. Khi ấy, gã biết được thông tin Hughe Knatchbull-Hugessen (trong ảnh) - Đại sứ Anh tại thủ đô Ankara tuyển người hầu.Theo đó, Bazna xin làm người hầu và được ông Hughe tuyển dụng vì gã nói được tiếng Pháp, biết lái xe và là thợ máy giỏi. Không những vậy, Bazna còn khiến ông chủ quý mến vì gã hát hay. Đại sứ Anh này rất yêu âm nhạc nên Bazna dễ dàng lấy được lòng tin của ông.Do được ông chủ tin tưởng nên Bazna được giao nhiệm vụ chuẩn bị quần áo cho đại sứ Hughe, đứng canh bên ngoài cửa phòng làm việc...Khác với nhiều quan chức, Đại sứ Hughe có thói quen mang những tài liệu mật về nhà để đọc, bao gồm một số kế hoạch quân sự, chiến lược của Anh trong Thế chiến 2. Điều này khiến gã người hầu Bazna chú ý.Đến ngày 26/10/1943, Bazna gọi điện tới đại sứ quán Đức để "bán" thông tin mật lấy được từ bàn làm việc của Đại sứ Hughe. Theo đó, gã được Đại sứ Đức trả cho 20.000 bảng Anh (khoảng 1,4 triệu USD ngày nay). Về sau, mỗi lần Bazna gửi ảnh chụp các tài liệu mật lấy được từ bàn làm việc của Đại sứ Hughe đều được Đức quốc xã cho 15.000 bảng Anh.Với việc cung cấp nhiều thông tin tình báo quan trọng, Bazna được Đức quốc xã đặt cho biệt danh là Bazna. Năm 1944, một gián điệp hai mang của Anh trong Đại sứ quán Đức tiết lộ thông tin rằng có gián điệp trong Đại sứ quán Anh.Theo đó, các nhân viên trong Đại sứ quán Anh, bao gồm Đại sứ Hughe tiếp nhận điều tra. Trong quá trình điều tra, Đại sứ Hughe cho rằng gã người hầu Bazna không biết tiếng Anh và ngốc nghếch nên không thể là điệp viên. Tuy nhiên, để đảm bảo không bị rò rỉ thông tin, Đại sứ Hughe tuân thủ đúng quy trình làm việc, không mang tài liệu mật về nhà. Theo đó, Bazna không thể "trộm" thêm bí mật quân sự nào để bán cho Đức.Do đó, đến giữa năm 1944, gã người hầu Bazna xin nghỉ việc ở đại sứ quán và rời đi một cách an toàn. Gã cứ ngỡ sẽ có được cuộc sống giàu có nhờ khoản tiền kếch xù khi cung cấp thông tin tình báo cho Đức nhưng không ngờ toàn bộ số tiền nhận được đều là tiền giả.Về sau, Bazna chuyển đến Munich, Đức sinh sống và làm công việc gác đêm. Nhiều năm sau khi kết thúc Thế chiến 2, gã viết cuốn sách có tựa đề "Tôi là Cicero" kể về khoảng thời gian làm gián điệp cho Đức quốc xã.Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THDT.
Sinh năm 1904 tại Kosovo, gã điệp viên phát xít Đức dùng vỏ bọc người hầu Elyesa Bazna là con của vợ chồng gốc Albania. Khi lên 14 tuổi, gia đình gã chuyển đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống.
Bảy năm sau, Bazna xin vào làm việc tại bộ phận giao thông vận tải của Tập đoàn Istanbul. Sau đó, gã làm đội trưởng cứu hỏa ở Yozgat trước khi trở lại Istanbul làm lái taxi. Bazna có ngã rẽ cuộc đời vào năm 1943. Khi ấy, gã biết được thông tin Hughe Knatchbull-Hugessen (trong ảnh) - Đại sứ Anh tại thủ đô Ankara tuyển người hầu.
Theo đó, Bazna xin làm người hầu và được ông Hughe tuyển dụng vì gã nói được tiếng Pháp, biết lái xe và là thợ máy giỏi. Không những vậy, Bazna còn khiến ông chủ quý mến vì gã hát hay. Đại sứ Anh này rất yêu âm nhạc nên Bazna dễ dàng lấy được lòng tin của ông.
Do được ông chủ tin tưởng nên Bazna được giao nhiệm vụ chuẩn bị quần áo cho đại sứ Hughe, đứng canh bên ngoài cửa phòng làm việc...
Khác với nhiều quan chức, Đại sứ Hughe có thói quen mang những tài liệu mật về nhà để đọc, bao gồm một số kế hoạch quân sự, chiến lược của Anh trong Thế chiến 2. Điều này khiến gã người hầu Bazna chú ý.
Đến ngày 26/10/1943, Bazna gọi điện tới đại sứ quán Đức để "bán" thông tin mật lấy được từ bàn làm việc của Đại sứ Hughe. Theo đó, gã được Đại sứ Đức trả cho 20.000 bảng Anh (khoảng 1,4 triệu USD ngày nay). Về sau, mỗi lần Bazna gửi ảnh chụp các tài liệu mật lấy được từ bàn làm việc của Đại sứ Hughe đều được Đức quốc xã cho 15.000 bảng Anh.
Với việc cung cấp nhiều thông tin tình báo quan trọng, Bazna được Đức quốc xã đặt cho biệt danh là Bazna. Năm 1944, một gián điệp hai mang của Anh trong Đại sứ quán Đức tiết lộ thông tin rằng có gián điệp trong Đại sứ quán Anh.
Theo đó, các nhân viên trong Đại sứ quán Anh, bao gồm Đại sứ Hughe tiếp nhận điều tra. Trong quá trình điều tra, Đại sứ Hughe cho rằng gã người hầu Bazna không biết tiếng Anh và ngốc nghếch nên không thể là điệp viên. Tuy nhiên, để đảm bảo không bị rò rỉ thông tin, Đại sứ Hughe tuân thủ đúng quy trình làm việc, không mang tài liệu mật về nhà. Theo đó, Bazna không thể "trộm" thêm bí mật quân sự nào để bán cho Đức.
Do đó, đến giữa năm 1944, gã người hầu Bazna xin nghỉ việc ở đại sứ quán và rời đi một cách an toàn. Gã cứ ngỡ sẽ có được cuộc sống giàu có nhờ khoản tiền kếch xù khi cung cấp thông tin tình báo cho Đức nhưng không ngờ toàn bộ số tiền nhận được đều là tiền giả.
Về sau, Bazna chuyển đến Munich, Đức sinh sống và làm công việc gác đêm. Nhiều năm sau khi kết thúc Thế chiến 2, gã viết cuốn sách có tựa đề "Tôi là Cicero" kể về khoảng thời gian làm gián điệp cho Đức quốc xã.
Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THDT.