Giáo sư Do Thái Edgar Feuchtwanger sống tại Anh từng gây xôn xao dư luận khi tiết lộ là hàng xóm trong 9 năm với nhà độc tài Hitler tại tòa nhà Prinzregentenplatz ở Munich, Đức. Theo lời kể của ông Edgar, trùm phát xít đã chuyển tới ở cạnh nhà ông vào năm 1929. Ảnh: The New York Times.Tuy nhiên, phải tới năm 1932, ông Edgar (khi đó 8 tuổi) lần đầu gặp Hitler bên ngoài tòa nhà - tức 1 năm trước khi y trở thành Thủ tướng Đức. Ảnh: The New York Times."Khi đó tôi đang được vú nuôi đưa đi dạo. Tôi đi ngang qua cửa chính nhà ông ta ngay lúc ông ấy bước ra. Tôi thấy ông ta và ông ta cũng thấy tôi. Ông ấy nhìn tôi khá hiền từ", ông Edgar nhớ lại lần đầu chạm mặt người hàng xóm khét tiếng. Ảnh: Nicole Bengiveno/The New York Times.Sau khi Hitler trở thành Thủ tướng Đức năm 1933, nhiều thứ đã thay đổi. Mẹ của ông Edgar bức xúc khi không nhận được sữa vì người giao hàng mang thêm sữa cho Hitler. Một số lính Đức chuyển đến căn hộ dưới nhà Hitler và đứng gác ở vỉa hè bên ngoài. Ảnh: Nicole Bengiveno/The New York Times.Khi nhớ lại khoảng thời gian sống cùng tòa nhà với Hitler, ông Edgar cho hay nếu ngày đó trùm phát xít Đức biết ông là ai thì có lẽ không thể sống sót tới giờ. Ảnh: Nicole Bengiveno/The New York Times.Bởi lẽ, ông Edgar là người Do Thái và là cháu của Lion Feuchtwanger - tiểu thuyết gia nổi tiếng được xem như "kẻ thù cá nhân" của Hitler. Một trong những cuốn sách của ông Lion có tên "Thành công" đã khắc họa một nhân vật giống như Hitler, có tên Rupert Kutzner. Ảnh: German Federal Archives via Wikicommons.Nước Đức có những thay đổi lớn từ tháng 11/1938. Theo lệnh của Hitler, người Do Thái ở quốc gia này trở thành mục tiêu bị tấn công, bắt giữ, hủy hoại hoạt động kinh doanh... Ảnh: Courtesy.Cha của ông Edgar là một nhà xuất bản có tiếng bị đưa tới trại tập trung Dachau. Lính Đức tịch thu hầu hết bộ sưu tập sách đồ sộ của gia đình cùng nhiều tài sản giá trị. Ảnh: Courtesy of Editions Michel Lafon."Khi đó chúng tôi không biết liệu có được gặp lại cha hay không", ông Feuchtwanger bồi hồi nhớ lại. Thế nhưng thật bất ngờ, sau 6 tuần, cha của ông được trả tự do. Ảnh: Other Press.Sau đó, gia đình ông Edgar quyết định chuyển tới Anh sinh sống. Tại vùng đất mới, ông chăm chỉ học tập và trở thành một giáo sư sử học danh tiếng. Ảnh: AP.Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.
Giáo sư Do Thái Edgar Feuchtwanger sống tại Anh từng gây xôn xao dư luận khi tiết lộ là hàng xóm trong 9 năm với nhà độc tài Hitler tại tòa nhà Prinzregentenplatz ở Munich, Đức. Theo lời kể của ông Edgar, trùm phát xít đã chuyển tới ở cạnh nhà ông vào năm 1929. Ảnh: The New York Times.
Tuy nhiên, phải tới năm 1932, ông Edgar (khi đó 8 tuổi) lần đầu gặp Hitler bên ngoài tòa nhà - tức 1 năm trước khi y trở thành Thủ tướng Đức. Ảnh: The New York Times.
"Khi đó tôi đang được vú nuôi đưa đi dạo. Tôi đi ngang qua cửa chính nhà ông ta ngay lúc ông ấy bước ra. Tôi thấy ông ta và ông ta cũng thấy tôi. Ông ấy nhìn tôi khá hiền từ", ông Edgar nhớ lại lần đầu chạm mặt người hàng xóm khét tiếng. Ảnh: Nicole Bengiveno/The New York Times.
Sau khi Hitler trở thành Thủ tướng Đức năm 1933, nhiều thứ đã thay đổi. Mẹ của ông Edgar bức xúc khi không nhận được sữa vì người giao hàng mang thêm sữa cho Hitler. Một số lính Đức chuyển đến căn hộ dưới nhà Hitler và đứng gác ở vỉa hè bên ngoài. Ảnh: Nicole Bengiveno/The New York Times.
Khi nhớ lại khoảng thời gian sống cùng tòa nhà với Hitler, ông Edgar cho hay nếu ngày đó trùm phát xít Đức biết ông là ai thì có lẽ không thể sống sót tới giờ. Ảnh: Nicole Bengiveno/The New York Times.
Bởi lẽ, ông Edgar là người Do Thái và là cháu của Lion Feuchtwanger - tiểu thuyết gia nổi tiếng được xem như "kẻ thù cá nhân" của Hitler. Một trong những cuốn sách của ông Lion có tên "Thành công" đã khắc họa một nhân vật giống như Hitler, có tên Rupert Kutzner. Ảnh: German Federal Archives via Wikicommons.
Nước Đức có những thay đổi lớn từ tháng 11/1938. Theo lệnh của Hitler, người Do Thái ở quốc gia này trở thành mục tiêu bị tấn công, bắt giữ, hủy hoại hoạt động kinh doanh... Ảnh: Courtesy.
Cha của ông Edgar là một nhà xuất bản có tiếng bị đưa tới trại tập trung Dachau. Lính Đức tịch thu hầu hết bộ sưu tập sách đồ sộ của gia đình cùng nhiều tài sản giá trị. Ảnh: Courtesy of Editions Michel Lafon.
"Khi đó chúng tôi không biết liệu có được gặp lại cha hay không", ông Feuchtwanger bồi hồi nhớ lại. Thế nhưng thật bất ngờ, sau 6 tuần, cha của ông được trả tự do. Ảnh: Other Press.
Sau đó, gia đình ông Edgar quyết định chuyển tới Anh sinh sống. Tại vùng đất mới, ông chăm chỉ học tập và trở thành một giáo sư sử học danh tiếng. Ảnh: AP.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.