Những vị khách phương xa lần đầu ghé thăm TP. HCM sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những ngọn tháp có hình thù khá lạ mắt "mọc lên" giữa thành phố này. Một tháp nằm ở đường Điện Biên Phủ, gần cầu Điện Biên Phủ, thuộc địa phận quận Bình Thạnh.Một tháp khác nằm bên xa lộ Hà Nội, thuộc địa phận phường Linh Trung, TP Thủ Đức. Hai tòa tháp này giống nhau như hai anh em sinh đôi với thân hình thẳng đuột, cao khoảng 30 mét, có thể nhìn thấy từ rất xa.Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết hai công trình này đã có tuổi đời hơn 50 năm. Cụ thể, đây là hai tháp điều áp của nhà máy nước Thủ Đức, được xây năm 1966, là nhà máy nước chính cung cấp nước sinh hoạt cho Sài Gòn giai đoạn trước 1975. Đến nay nhà máy này vẫn hoạt động.Tháp điều áp có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Theo đó, dọc thân tháp có một đường ống nối thông với đường ống cấp nước lớn bên dưới.Khi nước từ nhà máy bơm vào đường ống lớn chạy về đến tháp, áp lực nước sẽ được điều tiết, giảm xuống, trước khi nguồn nước này hòa vào mạng lưới đường ống nhỏ hơn.Ví dụ cụ thể, nước từ nhà máy bơm ra với áp lực lớn tương đương với cột nước cao hơn 30 mét thì khi đến tháp điều áp, nước sẽ dâng lên cao rồi tràn ra.Nhờ vậy, áp lực nước được giảm xuống. Nếu để áp lực lớn, thì khi hòa vào mạng lưới đường ống cấp nước nhỏ hơn có thể gây ra tình trạng xì, vỡ đường ống.Ngược dòng lịch sử, nhà máy nước Thủ Đức được thành lập ngày 12/12/1966 với tên gọi Sở sản xuất nước sông Đồng Nai, là nhà máy nước lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó. Có công suất 450.000 m2/ngày, nhà máy cung cấp đến 90% lượng nước sạch cho cư dân thành phố Sài Gòn.Sau ngày đất nước thống nhất, nhà máy được chính quyền Cách mạng tiếp quản và vận hành. Sau nhiều lần nâng cấp, hiện nay nhà máy nước Thủ Đức hoạt động với công suất 850.000 m3/ngày.Không chỉ là chứng tích lịch sử về sự phát triển của Sài Gòn - TP HCM, hai tòa tháp có tuổi đời hơn nửa thế kỷ của nhà máy nước Thủ Đức còn là những công trình kiến trúc độc đáo, được nhiều du khách chụp hình kỷ niệm khi có dịp ghé thăm thành phố.Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn/VTV24.
Những vị khách phương xa lần đầu ghé thăm TP. HCM sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những ngọn tháp có hình thù khá lạ mắt "mọc lên" giữa thành phố này. Một tháp nằm ở đường Điện Biên Phủ, gần cầu Điện Biên Phủ, thuộc địa phận quận Bình Thạnh.
Một tháp khác nằm bên xa lộ Hà Nội, thuộc địa phận phường Linh Trung, TP Thủ Đức. Hai tòa tháp này giống nhau như hai anh em sinh đôi với thân hình thẳng đuột, cao khoảng 30 mét, có thể nhìn thấy từ rất xa.
Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết hai công trình này đã có tuổi đời hơn 50 năm. Cụ thể, đây là hai tháp điều áp của nhà máy nước Thủ Đức, được xây năm 1966, là nhà máy nước chính cung cấp nước sinh hoạt cho Sài Gòn giai đoạn trước 1975. Đến nay nhà máy này vẫn hoạt động.
Tháp điều áp có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Theo đó, dọc thân tháp có một đường ống nối thông với đường ống cấp nước lớn bên dưới.
Khi nước từ nhà máy bơm vào đường ống lớn chạy về đến tháp, áp lực nước sẽ được điều tiết, giảm xuống, trước khi nguồn nước này hòa vào mạng lưới đường ống nhỏ hơn.
Ví dụ cụ thể, nước từ nhà máy bơm ra với áp lực lớn tương đương với cột nước cao hơn 30 mét thì khi đến tháp điều áp, nước sẽ dâng lên cao rồi tràn ra.
Nhờ vậy, áp lực nước được giảm xuống. Nếu để áp lực lớn, thì khi hòa vào mạng lưới đường ống cấp nước nhỏ hơn có thể gây ra tình trạng xì, vỡ đường ống.
Ngược dòng lịch sử, nhà máy nước Thủ Đức được thành lập ngày 12/12/1966 với tên gọi Sở sản xuất nước sông Đồng Nai, là nhà máy nước lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó. Có công suất 450.000 m2/ngày, nhà máy cung cấp đến 90% lượng nước sạch cho cư dân thành phố Sài Gòn.
Sau ngày đất nước thống nhất, nhà máy được chính quyền Cách mạng tiếp quản và vận hành. Sau nhiều lần nâng cấp, hiện nay nhà máy nước Thủ Đức hoạt động với công suất 850.000 m3/ngày.
Không chỉ là chứng tích lịch sử về sự phát triển của Sài Gòn - TP HCM, hai tòa tháp có tuổi đời hơn nửa thế kỷ của nhà máy nước Thủ Đức còn là những công trình kiến trúc độc đáo, được nhiều du khách chụp hình kỷ niệm khi có dịp ghé thăm thành phố.
Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn/VTV24.