Hãng Google ở Trung Quốc từng gặp phải một số vụ tấn công mạng mang tên Chiến dịch Aurora (Operation Aurora). Theo đó, gã khổng lồ này bị tấn công bằng mã độc.Ngoài Google, một số công ty lớn khác của Mỹ cũng trở thành nạn nhân của vụ tấn công bằng loại mã độc trên.Sau khi xảy ra một số vụ tấn công bằng mã độc, Google cho hay các mã độc nguy hiểm trên đã không đạt được mục tiêu như mong muốn. Nhóm tin tặc chỉ lấy được 2 tài khoản truy cập của Google.Nguyên nhân của vụ việc này là bởi mã độc trên chủ yếu lan truyền qua trình duyệt web Internet Explorer. Trước thông tin này, một số nước như Đức, Pháp, Australia đã khuyến cáo người dùng nên chuyển sang các trình duyệt khác.Đến tháng 2/2010, báo The New York Times của Mỹ đăng tải bài viết đề cập đến việc các chuyên gia an ninh mạng của Mỹ đã lần tìm ra dấu vết lực lượng đứng đằng sau các vụ tấn công trên mạng nhằm vào Google và các công ty lớn khác của Mỹ.Theo bài viết của The New York Times, một số vụ tin tặc xuất phát từ Trường đại học Giao thông ở Thượng Hải (SJTU) - nổi tiếng với chuyên ngành tin học và Trường dạy nghề Lam Tường ở tỉnh Sơn Đông - chuyên đào tạo chuyên gia tin học cho quân đội Trung Quốc.Đặc biệt, The New York Times còn tiết lộ trường Lam Tường có liên hệ chặt chẽ với Baidu, công ty tìm kiếm trên mạng của Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh số 1 của Google ở quốc gia tỷ dân này.Thậm chí, giới điều tra Mỹ, trong đó có chuyên gia của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA), cũng xác định các vụ tin tặc tấn công bắt đầu từ tháng 4/2009 chứ không phải vào những tháng cuối năm 2009 như mọi người vẫn nghĩ.Trước thông tin trên, cả hai ngôi trường trên đều bác bỏ sự liên quan và khẳng định những cáo buộc của báo Mỹ đăng tải là không có cơ sở và cho rằng sự việc có thể gây tổn hại tới thanh danh của trường.Google rời thị trường Trung Quốc và chuyển sang Hong Kong vào năm 2010 sau khi phát hiện một cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhắm tới hãng và hàng chục công ty khác xuất phát từ bên trong quốc gia tỷ dân này.
Hãng Google ở Trung Quốc từng gặp phải một số vụ tấn công mạng mang tên Chiến dịch Aurora (Operation Aurora). Theo đó, gã khổng lồ này bị tấn công bằng mã độc.
Ngoài Google, một số công ty lớn khác của Mỹ cũng trở thành nạn nhân của vụ tấn công bằng loại mã độc trên.
Sau khi xảy ra một số vụ tấn công bằng mã độc, Google cho hay các mã độc nguy hiểm trên đã không đạt được mục tiêu như mong muốn. Nhóm tin tặc chỉ lấy được 2 tài khoản truy cập của Google.
Nguyên nhân của vụ việc này là bởi mã độc trên chủ yếu lan truyền qua trình duyệt web Internet Explorer. Trước thông tin này, một số nước như Đức, Pháp, Australia đã khuyến cáo người dùng nên chuyển sang các trình duyệt khác.
Đến tháng 2/2010, báo The New York Times của Mỹ đăng tải bài viết đề cập đến việc các chuyên gia an ninh mạng của Mỹ đã lần tìm ra dấu vết lực lượng đứng đằng sau các vụ tấn công trên mạng nhằm vào Google và các công ty lớn khác của Mỹ.
Theo bài viết của The New York Times, một số vụ tin tặc xuất phát từ Trường đại học Giao thông ở Thượng Hải (SJTU) - nổi tiếng với chuyên ngành tin học và Trường dạy nghề Lam Tường ở tỉnh Sơn Đông - chuyên đào tạo chuyên gia tin học cho quân đội Trung Quốc.
Đặc biệt, The New York Times còn tiết lộ trường Lam Tường có liên hệ chặt chẽ với Baidu, công ty tìm kiếm trên mạng của Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh số 1 của Google ở quốc gia tỷ dân này.
Thậm chí, giới điều tra Mỹ, trong đó có chuyên gia của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA), cũng xác định các vụ tin tặc tấn công bắt đầu từ tháng 4/2009 chứ không phải vào những tháng cuối năm 2009 như mọi người vẫn nghĩ.
Trước thông tin trên, cả hai ngôi trường trên đều bác bỏ sự liên quan và khẳng định những cáo buộc của báo Mỹ đăng tải là không có cơ sở và cho rằng sự việc có thể gây tổn hại tới thanh danh của trường.
Google rời thị trường Trung Quốc và chuyển sang Hong Kong vào năm 2010 sau khi phát hiện một cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhắm tới hãng và hàng chục công ty khác xuất phát từ bên trong quốc gia tỷ dân này.