Các nhà khoa học đã tìm được tập bản thảo y học quý hiếm có tên Papyrus Louvre-Carlsberg đề cập đến việc ướp xác của người Ai Cập cổ đại. Một phần bản thảo có niên đại 3.500 năm tuổi này thuộc về Bảo tàng Louvre tại Paris, Pháp và một phần khác do Đại học Copenhagen bảo quản, cất giữ.Các nhà khoa học đã tìm được tập bản thảo y học quý hiếm có tên Papyrus Louvre-Carlsberg. Một phần bản thảo có niên đại 3.500 năm tuổi này thuộc về Bảo tàng Louvre tại Paris, Pháp và một phần khác do Đại học Copenhagen bảo quản, cất giữ."Chúng tôi có một danh sách các nguyên liệu chủ yếu gồm hương liệu nguồn gốc thực vật và chất kết dính được nấu thành một chất lỏng. Người ướp xác sẽ phủ chất này lên một tấm vải lanh đỏ. Sau đó, tấm vải được đặt lên mặt người quá cố để bao bọc khuôn mặt trong lớp kén bảo vệ chứa chất thơm và chất kháng khuẩn", nhà Ai Cập học Sofie Schiodt công tác tại Đại học Copenhagen cho biết.Theo các chuyên gia, nội dung trên cho thấy bản thảo Papyrus Louvre-Carlsberg là một trong những văn bản hiếm hoi đề cập đến quy trình ướp xác.Đặc biệt, bản thảo y học này có một đoạn hướng dẫn ngắn về cách ướp xác bằng thảo dược và "xử lý" những vết sưng phồng trên da khi ướp xác khiến nó càng đặc biệt hơn.Ngoài những hướng dẫn về các bảo quản gương mặt của xác ướp, bản thảo Papyrus Louvre-Carlsberg còn ghi chép các thao tác ướp xác được thực hiện sau mỗi 4 ngày.Quá trình ướp xác toàn bộ cơ thể diễn ra 70 ngày. Trong đó, xác ướp hoàn thiện vào ngày 68 và sau đó được đặt vào quan tài để thực hiện các nghi thức giúp người quá cố bắt đầu cuộc sống mới ở thế giới bên kia.Theo các chuyên gia, nhờ quy trình ướp xác phức tạp trên, nhiều xác ướp của người Ai Cập thời cổ đại còn gần như vẹn nguyên sau hàng ngàn năm.Nhờ những xác ướp được bảo quản hoàn hảo, các chuyên gia có thể giải mã được nhiều bí ẩn về cuộc sống của người Ai Cập thời cổ đại.Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.
Các nhà khoa học đã tìm được tập bản thảo y học quý hiếm có tên Papyrus Louvre-Carlsberg đề cập đến việc ướp xác của người Ai Cập cổ đại. Một phần bản thảo có niên đại 3.500 năm tuổi này thuộc về Bảo tàng Louvre tại Paris, Pháp và một phần khác do Đại học Copenhagen bảo quản, cất giữ.
Các nhà khoa học đã tìm được tập bản thảo y học quý hiếm có tên Papyrus Louvre-Carlsberg. Một phần bản thảo có niên đại 3.500 năm tuổi này thuộc về Bảo tàng Louvre tại Paris, Pháp và một phần khác do Đại học Copenhagen bảo quản, cất giữ.
"Chúng tôi có một danh sách các nguyên liệu chủ yếu gồm hương liệu nguồn gốc thực vật và chất kết dính được nấu thành một chất lỏng. Người ướp xác sẽ phủ chất này lên một tấm vải lanh đỏ. Sau đó, tấm vải được đặt lên mặt người quá cố để bao bọc khuôn mặt trong lớp kén bảo vệ chứa chất thơm và chất kháng khuẩn", nhà Ai Cập học Sofie Schiodt công tác tại Đại học Copenhagen cho biết.
Theo các chuyên gia, nội dung trên cho thấy bản thảo Papyrus Louvre-Carlsberg là một trong những văn bản hiếm hoi đề cập đến quy trình ướp xác.
Đặc biệt, bản thảo y học này có một đoạn hướng dẫn ngắn về cách ướp xác bằng thảo dược và "xử lý" những vết sưng phồng trên da khi ướp xác khiến nó càng đặc biệt hơn.
Ngoài những hướng dẫn về các bảo quản gương mặt của xác ướp, bản thảo Papyrus Louvre-Carlsberg còn ghi chép các thao tác ướp xác được thực hiện sau mỗi 4 ngày.
Quá trình ướp xác toàn bộ cơ thể diễn ra 70 ngày. Trong đó, xác ướp hoàn thiện vào ngày 68 và sau đó được đặt vào quan tài để thực hiện các nghi thức giúp người quá cố bắt đầu cuộc sống mới ở thế giới bên kia.
Theo các chuyên gia, nhờ quy trình ướp xác phức tạp trên, nhiều xác ướp của người Ai Cập thời cổ đại còn gần như vẹn nguyên sau hàng ngàn năm.
Nhờ những xác ướp được bảo quản hoàn hảo, các chuyên gia có thể giải mã được nhiều bí ẩn về cuộc sống của người Ai Cập thời cổ đại.
Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.