Vào năm 1772, nhà khoa học người Anh Joseph Priestley đã phát hiện ra khí cười (N2O). Về sau, khí cười được sử dụng phổ biến trong hoạt động giải trí.Đặc biệt, khí cười được sử dụng rộng rãi để giải trí từ cuối thế kỷ 18 và trong suốt thế kỷ 19. Anh là một trong những quốc gia sử dụng khí cười thịnh hành nhất giai đoạn trên.Theo một số chuyên gia, thú vui hít khí cười trở nên phổ biến là nhờ nhà hóa học Humphry Davy.Cụ thể, Humphry Davy không chỉ thực hiện những nghiên cứu khoa học về khí cười mà còn tổ chức một số bữa tiệc có sử dụng khí cười tại nhà mình với sự tham gia của những người bạn thuộc giới thượng lưu.Khi ấy, khí cười được đựng trong một túi lụa. Sau khi người dùng hít khí cười thì bắt đầu cười khúc khích và cảm thấy tâm hồn bay bổng.Người hít khí cười sẽ có cảm giác khoan khoái, phấn chấn trong thời gian ngắn.Mặc dù có độc tính tương đối thấp nhưng người hít khí cười vẫn có thể bị chóng mặt.Nếu sử dụng khí cười trong thời gian dài với liều lượng lớn có thể khiến cơ thể bị tê liệt và khó đi.Một số trường hợp nghiêm trọng có thể bị tổn thương phổi hoặc tử vong vì ngạt do hít khí cười.Về sau, do những tác dụng phụ của hít khí cười nên những bữa tiệc như vậy ở Anh và một số quốc gia khác dần trở nên ít đi và cuối cùng không còn thịnh hành.
Video: Bóng cười: Thú chơi hay hiểm họa khôn lường? (nguồn: VTC14)
Vào năm 1772, nhà khoa học người Anh Joseph Priestley đã phát hiện ra khí cười (N2O). Về sau, khí cười được sử dụng phổ biến trong hoạt động giải trí.
Đặc biệt, khí cười được sử dụng rộng rãi để giải trí từ cuối thế kỷ 18 và trong suốt thế kỷ 19. Anh là một trong những quốc gia sử dụng khí cười thịnh hành nhất giai đoạn trên.
Theo một số chuyên gia, thú vui hít khí cười trở nên phổ biến là nhờ nhà hóa học Humphry Davy.
Cụ thể, Humphry Davy không chỉ thực hiện những nghiên cứu khoa học về khí cười mà còn tổ chức một số bữa tiệc có sử dụng khí cười tại nhà mình với sự tham gia của những người bạn thuộc giới thượng lưu.
Khi ấy, khí cười được đựng trong một túi lụa. Sau khi người dùng hít khí cười thì bắt đầu cười khúc khích và cảm thấy tâm hồn bay bổng.
Người hít khí cười sẽ có cảm giác khoan khoái, phấn chấn trong thời gian ngắn.
Mặc dù có độc tính tương đối thấp nhưng người hít khí cười vẫn có thể bị chóng mặt.
Nếu sử dụng khí cười trong thời gian dài với liều lượng lớn có thể khiến cơ thể bị tê liệt và khó đi.
Một số trường hợp nghiêm trọng có thể bị tổn thương phổi hoặc tử vong vì ngạt do hít khí cười.
Về sau, do những tác dụng phụ của hít khí cười nên những bữa tiệc như vậy ở Anh và một số quốc gia khác dần trở nên ít đi và cuối cùng không còn thịnh hành.
Video: Bóng cười: Thú chơi hay hiểm họa khôn lường? (nguồn: VTC14)