Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là một trong những quân sư, nhà chính trị lỗi lạc và có ảnh hưởng lớn. Là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, ông có những đóng góp quan trọng trong việc giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục Hán.Theo đó, cuộc đời của Gia Cát Lượng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều học giả, chuyên gia. Trong số này có việc nhiều người tò mò về dòng họ của ông.Trong "Tam quốc diễn nghĩa", Gia Cát Lượng được giới thiệu có một người anh trai là Gia Cát Cẩn và em trai Gia Cát Quân. Từ chi tiết này, nhiều người cho rằng, ba anh em Khổng Minh đều thuộc họ Gia Cát.Thế nhưng, sau khi Lưu Bị qua đời, con trai ông là Lưu Thiện kế ngôi, trở thành tân vương của nhà Thục Hán, đã nói một câu "vạch trần" bí mật về họ của Gia Cát Lượng.Lưu Thiện nói rằng: "Chính do Cát thị, tế tắc quả nhân". Hàm ý của câu nói này có nghĩa Khổng Minh không phải họ Gia Cát. Theo lời Lưu Thiện, ông là người họ Cát. Cát Lượng mới là tên thật của vị quân sư, thừa tướng xuất chúng của nhà Thục Hán.Các nhà nghiên cứu cho rằng, 3 anh em Gia Cát Lượng đều họ Gia Cát. Điều này cho thấy việc đổi họ không phải do thế hệ của Khổng Minh thực hiện. Việc thay đổi họ từ Cát thành Gia Cát có thể đã diễn ra từ rất lâu về trước. Điều này có thể xuất phát từ một nguyên nhân quan trọng.Từ đây, giới nghiên cứu tìm kiếm các ghi chép, sử liệu về tổ tiên của Gia Cát Lượng ở Lang Nha Dương Đô (nay là Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Lang Nha từng xuất hiện một vị tướng anh dũng trong thời tiền Tần được nhiều người biết đến là Cát Anh.Trong “Sử ký - Trần Thiệp thế gia” của Tư Mã Thiên có ghi chép một câu rất nổi tiếng: "Cát Anh đến Đông thành, lập Tương Vương làm Sở vương... Đến Trần, Trần vương tru sát Cát Anh". Do Cát Anh có công lao quá lớn nên Trần Thiệp đố kỵ, sợ ông "vượt mặt" nên đã sát hại công thần này. Dù vậy, công lao to lớn của ông không bị người đời lãng quên.Sau khi nhà Hán thành lập, Lưu Bang phân phong nghĩa sĩ chống Tần, phong Cát Anh làm Gia huyện hầu. Từ đó, hậu nhân của Cát Anh thường giới thiệu bản thân là "Gia huyện chi Cát" (họ Cát đến từ huyện Gia) để phân biệt mình với họ Cát khác.Theo thời gian, hậu nhân của Cát Anh có cách gọi đơn giản hơn khi gọi họ của mình là "Gia Cát". Gia Cát Lượng là hậu nhân của Cát Anh nên được cha mẹ đặt họ tên theo cách đó.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.
Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là một trong những quân sư, nhà chính trị lỗi lạc và có ảnh hưởng lớn. Là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, ông có những đóng góp quan trọng trong việc giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục Hán.
Theo đó, cuộc đời của Gia Cát Lượng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều học giả, chuyên gia. Trong số này có việc nhiều người tò mò về dòng họ của ông.
Trong "Tam quốc diễn nghĩa", Gia Cát Lượng được giới thiệu có một người anh trai là Gia Cát Cẩn và em trai Gia Cát Quân. Từ chi tiết này, nhiều người cho rằng, ba anh em Khổng Minh đều thuộc họ Gia Cát.
Thế nhưng, sau khi Lưu Bị qua đời, con trai ông là Lưu Thiện kế ngôi, trở thành tân vương của nhà Thục Hán, đã nói một câu "vạch trần" bí mật về họ của Gia Cát Lượng.
Lưu Thiện nói rằng: "Chính do Cát thị, tế tắc quả nhân". Hàm ý của câu nói này có nghĩa Khổng Minh không phải họ Gia Cát. Theo lời Lưu Thiện, ông là người họ Cát. Cát Lượng mới là tên thật của vị quân sư, thừa tướng xuất chúng của nhà Thục Hán.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, 3 anh em Gia Cát Lượng đều họ Gia Cát. Điều này cho thấy việc đổi họ không phải do thế hệ của Khổng Minh thực hiện. Việc thay đổi họ từ Cát thành Gia Cát có thể đã diễn ra từ rất lâu về trước. Điều này có thể xuất phát từ một nguyên nhân quan trọng.
Từ đây, giới nghiên cứu tìm kiếm các ghi chép, sử liệu về tổ tiên của Gia Cát Lượng ở Lang Nha Dương Đô (nay là Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Lang Nha từng xuất hiện một vị tướng anh dũng trong thời tiền Tần được nhiều người biết đến là Cát Anh.
Trong “Sử ký - Trần Thiệp thế gia” của Tư Mã Thiên có ghi chép một câu rất nổi tiếng: "Cát Anh đến Đông thành, lập Tương Vương làm Sở vương... Đến Trần, Trần vương tru sát Cát Anh". Do Cát Anh có công lao quá lớn nên Trần Thiệp đố kỵ, sợ ông "vượt mặt" nên đã sát hại công thần này. Dù vậy, công lao to lớn của ông không bị người đời lãng quên.
Sau khi nhà Hán thành lập, Lưu Bang phân phong nghĩa sĩ chống Tần, phong Cát Anh làm Gia huyện hầu. Từ đó, hậu nhân của Cát Anh thường giới thiệu bản thân là "Gia huyện chi Cát" (họ Cát đến từ huyện Gia) để phân biệt mình với họ Cát khác.
Theo thời gian, hậu nhân của Cát Anh có cách gọi đơn giản hơn khi gọi họ của mình là "Gia Cát". Gia Cát Lượng là hậu nhân của Cát Anh nên được cha mẹ đặt họ tên theo cách đó.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.