Thời Trung cổ là một giai đoạn lịch sử đầy biến động với những sự kiện rùng rợn, khó có thể tưởng tượng được.Cũng vì điều này mà người dân sống vào thời Trung cổ phải đối mặt với một số mối nguy hiểm chết chóc.Trong số này có việc người dân ở nhiều nước châu Âu thời Trung cổ đối mặt với dịch hạch nguy hiểm hay còn gọi Cái chết Đen. Đây được xem là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất thế giới.Theo ước tính, căn bệnh dịch hạch đã khiến 25 triệu người trên khắp châu Âu tử vong vào giữa thế kỷ 14. Trong 5 thế kỷ tiếp theo, dịch hạch nhiều lần bùng phát đã cướp đi sinh mạng của 75 - 200 triệu người.Tỷ lệ tử vong khi nhiễm dịch hạch khá cao. Khoảng 70 - 80% người nhiễm bệnh dịch hạch có nguy cơ tử vong trong tuần kế tiếp. Điều này cho thấy người dân châu Âu thời Trung cổ tiềm ẩn nguy cơ chết vì dịch bệnh này và không biết sẽ chết như thế nào hay lúc nào.Người dân sống vào thời Trung cổ cũng đối mặt với nạn đói do thời tiết khắc nghiệt gây ra mất mùa.Theo thống kê, trong 7 năm từ năm 1315 - 1322, Tây Âu đối mặt với những đợt mưa lớn khủng khiếp, có năm mưa tới 150 ngày.Hậu quả là vụ mùa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người dân không có đủ lương thực để ăn nên phải ăn cả vỏ cây, rau dại... để sống qua ngày. Tuy nhiên, không ít người bỏ mạng vì đói khát.Sinh đẻ thời Trung cổ cũng khiến nhiều thai phụ gặp nguy hiểm khi tiềm ẩn nguy cơ tử vong trong lúc "vượt cạn". Điều này không chỉ xảy ra với dân thường mà cả với tầng lớp thượng lưu, quý tộc và hoàng gia.Do y học chưa phát triển nên một số trường hợp thai phụ sinh khó mà chết trong lúc sinh. Không chỉ người mẹ, thai nhi trong bụng cũng không thể chào đời và đến với thế giới.Video: Những mảnh đất "chết chóc" con người không nên lui tới (nguồn: Vietnamnet)
Thời Trung cổ là một giai đoạn lịch sử đầy biến động với những sự kiện rùng rợn, khó có thể tưởng tượng được.
Cũng vì điều này mà người dân sống vào thời Trung cổ phải đối mặt với một số mối nguy hiểm chết chóc.
Trong số này có việc người dân ở nhiều nước châu Âu thời Trung cổ đối mặt với dịch hạch nguy hiểm hay còn gọi Cái chết Đen. Đây được xem là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất thế giới.
Theo ước tính, căn bệnh dịch hạch đã khiến 25 triệu người trên khắp châu Âu tử vong vào giữa thế kỷ 14. Trong 5 thế kỷ tiếp theo, dịch hạch nhiều lần bùng phát đã cướp đi sinh mạng của 75 - 200 triệu người.
Tỷ lệ tử vong khi nhiễm dịch hạch khá cao. Khoảng 70 - 80% người nhiễm bệnh dịch hạch có nguy cơ tử vong trong tuần kế tiếp. Điều này cho thấy người dân châu Âu thời Trung cổ tiềm ẩn nguy cơ chết vì dịch bệnh này và không biết sẽ chết như thế nào hay lúc nào.
Người dân sống vào thời Trung cổ cũng đối mặt với nạn đói do thời tiết khắc nghiệt gây ra mất mùa.
Theo thống kê, trong 7 năm từ năm 1315 - 1322, Tây Âu đối mặt với những đợt mưa lớn khủng khiếp, có năm mưa tới 150 ngày.
Hậu quả là vụ mùa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người dân không có đủ lương thực để ăn nên phải ăn cả vỏ cây, rau dại... để sống qua ngày. Tuy nhiên, không ít người bỏ mạng vì đói khát.
Sinh đẻ thời Trung cổ cũng khiến nhiều thai phụ gặp nguy hiểm khi tiềm ẩn nguy cơ tử vong trong lúc "vượt cạn". Điều này không chỉ xảy ra với dân thường mà cả với tầng lớp thượng lưu, quý tộc và hoàng gia.
Do y học chưa phát triển nên một số trường hợp thai phụ sinh khó mà chết trong lúc sinh. Không chỉ người mẹ, thai nhi trong bụng cũng không thể chào đời và đến với thế giới.
Video: Những mảnh đất "chết chóc" con người không nên lui tới (nguồn: Vietnamnet)