Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên), tự Doanh Chính, là vua nước Tần khi mới 13 tuổi. Vào năm 39 tuổi, ông tiêu diệt 6 nước chư hầu, thống nhất Trung Quốc. Theo đó, ông trở thành hoàng đế đầu tiên của một đất nước Trung Quốc thống nhất.Liên quan đến cuộc đời Tần Thủy Hoàng, nhiều sử gia tranh luận về xuất thân của ông hoàng này. Trong đó, một quan điểm cho rằng, Tần Thủy Hoàng không phải con trai của Tử Sở mà là con của Lã Bất Vi.Tần Trang Tương Vương Tử Sở là con của thái tử nước Tần là An Quốc Quân và Hạ Cơ. Do mẹ của Tử Sở không phải là sủng phi của An Quốc Quân nên từ nhỏ phải sang nước Triệu làm con tin.Trong thời gian làm con tin, Tử Sở quen Lã Bất Vi - thương nhân giàu có, nổi tiếng ở Bộc Dương (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Do thèm khát quyền lực và địa vị nên Lã Bất Vi dùng tiền tài để giúp đỡ Tử Sở trở thành người kế vị của nhà Tần. Nếu mọi việc thành công thì Lã Bất Vi rộng đường tiến thân trong giới quan trường.Không những vậy, Lã Bất Vi còn dâng tặng mỹ nhân xinh đẹp Triệu Cơ ở phủ của mình cho Tử Sở. Điều đáng nói là trước đó, Lã Bất Vi và Triệu Cơ có quan hệ tình ái với nhau. Không bao lâu sau khi ở bên Tử Sở, Triệu Cơ mang thai và hạ sinh Doanh Chính (sau này gọi là Tần Thủy Hoàng).Sau vua Tần qua đời, Tử Sở kế vị ngai vàng. Theo đó, Lã Bất Vi được phong làm Thừa tướng. Tuy nhiên, Tử Sở chỉ tại vị được 3 năm rồi băng hà. Theo đó, Tần Thủy Hoàng đăng cơ, trở thành vua nước Tần năm 247 trước Công nguyên.Do Tần Thủy Hoàng còn nhỏ tuổi nên Lã Bất Vi thâu tóm quyền lực, bảo ông hoàng này gọi mình là “Trọng phụ”. Nhờ vậy, Lã Bất Vi nắm giữ quyền lực lớn trong triều.Khi trưởng thành, Tần Thủy Hoàng nghe được những điều đàm tiếu bản thân có thể là con riêng của Lã Bất Vi. Điều này khiến ông vô cùng tức giận. Sau khi từng bước nắm lấy quyền lực của một vị vua, Tần Thủy Hoàng lên kế hoạch loại bỏ Lã Bất Vi để thoát khỏi sự kìm kẹp của vị đại thần này cũng như xóa bỏ tin đồn về thân thế của mình.Tần Thủy Hoàng biết được Lã Bất Vi phạm nhiều tội lớn bao gồm lộng quyền, kết bè kết phái. Đặc biệt, vị đại thần này còn đưa hoạn quan rởm Lao Ái vào cung để "vui vẻ" với thái hậu Triệu Cơ. Điều này khiến Tần Thủy Hoàng nổi trận lôi đình và hạ lệnh phế bỏ chức tướng quốc của Lã Bất Vi.Sau khi về quê, năm 235 trước Công nguyên, Lã Bất Vi nhận được một bức thư của Tần Thủy Hoàng. Trong thư có đoạn viết: “Ông có công gì với Tần, mà Tần phong ông ở Hà Nam, ăn thuế của mười vạn hộ. Ông thân thích gì với Tần mà hiệu là trọng phụ?”. Đọc xong thư, Lã Bất Vi hiểu được ý định của Vua Tần nên uống thuốc độc tự tử.Mời độc giả xem video: Kinh ngạc cỗ xe “giường nằm” của Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn chạy tốt.
Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên), tự Doanh Chính, là vua nước Tần khi mới 13 tuổi. Vào năm 39 tuổi, ông tiêu diệt 6 nước chư hầu, thống nhất Trung Quốc. Theo đó, ông trở thành hoàng đế đầu tiên của một đất nước Trung Quốc thống nhất.
Liên quan đến cuộc đời Tần Thủy Hoàng, nhiều sử gia tranh luận về xuất thân của ông hoàng này. Trong đó, một quan điểm cho rằng, Tần Thủy Hoàng không phải con trai của Tử Sở mà là con của Lã Bất Vi.
Tần Trang Tương Vương Tử Sở là con của thái tử nước Tần là An Quốc Quân và Hạ Cơ. Do mẹ của Tử Sở không phải là sủng phi của An Quốc Quân nên từ nhỏ phải sang nước Triệu làm con tin.
Trong thời gian làm con tin, Tử Sở quen Lã Bất Vi - thương nhân giàu có, nổi tiếng ở Bộc Dương (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Do thèm khát quyền lực và địa vị nên Lã Bất Vi dùng tiền tài để giúp đỡ Tử Sở trở thành người kế vị của nhà Tần. Nếu mọi việc thành công thì Lã Bất Vi rộng đường tiến thân trong giới quan trường.
Không những vậy, Lã Bất Vi còn dâng tặng mỹ nhân xinh đẹp Triệu Cơ ở phủ của mình cho Tử Sở. Điều đáng nói là trước đó, Lã Bất Vi và Triệu Cơ có quan hệ tình ái với nhau. Không bao lâu sau khi ở bên Tử Sở, Triệu Cơ mang thai và hạ sinh Doanh Chính (sau này gọi là Tần Thủy Hoàng).
Sau vua Tần qua đời, Tử Sở kế vị ngai vàng. Theo đó, Lã Bất Vi được phong làm Thừa tướng. Tuy nhiên, Tử Sở chỉ tại vị được 3 năm rồi băng hà. Theo đó, Tần Thủy Hoàng đăng cơ, trở thành vua nước Tần năm 247 trước Công nguyên.
Do Tần Thủy Hoàng còn nhỏ tuổi nên Lã Bất Vi thâu tóm quyền lực, bảo ông hoàng này gọi mình là “Trọng phụ”. Nhờ vậy, Lã Bất Vi nắm giữ quyền lực lớn trong triều.
Khi trưởng thành, Tần Thủy Hoàng nghe được những điều đàm tiếu bản thân có thể là con riêng của Lã Bất Vi. Điều này khiến ông vô cùng tức giận. Sau khi từng bước nắm lấy quyền lực của một vị vua, Tần Thủy Hoàng lên kế hoạch loại bỏ Lã Bất Vi để thoát khỏi sự kìm kẹp của vị đại thần này cũng như xóa bỏ tin đồn về thân thế của mình.
Tần Thủy Hoàng biết được Lã Bất Vi phạm nhiều tội lớn bao gồm lộng quyền, kết bè kết phái. Đặc biệt, vị đại thần này còn đưa hoạn quan rởm Lao Ái vào cung để "vui vẻ" với thái hậu Triệu Cơ. Điều này khiến Tần Thủy Hoàng nổi trận lôi đình và hạ lệnh phế bỏ chức tướng quốc của Lã Bất Vi.
Sau khi về quê, năm 235 trước Công nguyên, Lã Bất Vi nhận được một bức thư của Tần Thủy Hoàng. Trong thư có đoạn viết: “Ông có công gì với Tần, mà Tần phong ông ở Hà Nam, ăn thuế của mười vạn hộ. Ông thân thích gì với Tần mà hiệu là trọng phụ?”. Đọc xong thư, Lã Bất Vi hiểu được ý định của Vua Tần nên uống thuốc độc tự tử.
Mời độc giả xem video: Kinh ngạc cỗ xe “giường nằm” của Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn chạy tốt.