Nhiều bức tượng La Mã cổ đại được trưng bày tại các bảo tàng trên thế giới trong tình trạng không nguyên vẹn. Những pho tượng này thường có mũi vỡ, ngón tay bị đứt... Đặc biệt, nhiều bức tượng thiếu phần đầu.Rachel Kousser, giáo sư lịch sử nghệ thuật và cổ điển tại Cao đẳng Brooklyn và Đại học Thành phố New York, đã đưa ra một số lý do khiến nhiều bức tượng La Mã mất phần đầu.Theo giáo sư Rachel, lý do đầu tiên và đơn giản nhất khiến nhiều bức tượng mất đầu là do cổ - vốn là một điểm yếu tự nhiên trên cơ thể người. Khi một bức tượng bị đổ trong quá trình trưng bày hoặc vận chuyển hay khi đổi chủ, phần cổ của bức tượng thường là nơi đầu tiên vỡ.Thế nhưng, phần đầu của bức tượng bị vỡ không phải lúc nào cũng là tai nạn. Đôi khi, người La Mã cố ý phá hủy chúng. Trong quá trình gọi là "damnatio memoriae", Thượng viện La Mã có thể bầu chọn để phá hoại dấu ấn của một hoàng đế bị căm ghét sau khi người này qua đời.Nếu được thông qua, Viện nguyên lão sẽ xóa tên hoàng đế khỏi các bản ghi chép, tài liệu, tịch thu tài sản, phá hủy những bức chân dung và các bức tượng tạc người này.Theo giáo sư Rachel, hoàng đế La Mã khét tiếng Nero là một ví dụ điển hình cho điều này. Sau khi qua đời, nhiều bức chân dung và tượng của ông đã bị phá hỏng.Kenneth Lapatin, người quản lý cổ vật tại Bảo tàng J. Paul Getty, Los Angeles, cho hay thợ điêu khắc La Mã thời cổ đại đôi khi cố ý thiết kế bức tượng với phần đầu có thể tháo rời. Thiết kế này cho phép họ sử dụng những vật liệu khác nhau cho cơ thể và khuôn mặt, cho phép nhiều thợ điêu khắc cùng làm một bức tượng, hoặc thậm chí thay thế đầu tượng trong tương lai.Những bức tượng này rất dễ nhận biết vì cơ thể có một lỗ để thợ điêu khắc có thể chèn phần cổ vào, đầu tượng cũng có viền được chạm khắc nhẵn mịn thay vì vỡ lởm chởm.Một số bức tượng La Mã bị cố tình phá hoại, khiến chúng mất phần đầu một cách có chủ ý. Kenneth cho hay, một số bức tượng La Mã có giá trị lớn trên thị trường cổ vật.Những người buôn bán nghệ thuật bất chính nhận ra rằng có thể kiếm nhiều tiền hơn bằng cách bán hai hiện vật thay vì một. Do đó, họ đã cố ý tách phần đầu của bức tượng rồi tìm cách đem bán chúng với mức giá cao. Những người sưu tầm nghệ thuật sẽ cố gắng tìm mua 2 phần này để có được bức tượng hoàn chỉnh.Mời độc giả xem video: Giải mã bí mật giúp kỳ quan La Mã đứng vững hơn 2.000 năm qua.
Nhiều bức tượng La Mã cổ đại được trưng bày tại các bảo tàng trên thế giới trong tình trạng không nguyên vẹn. Những pho tượng này thường có mũi vỡ, ngón tay bị đứt... Đặc biệt, nhiều bức tượng thiếu phần đầu.
Rachel Kousser, giáo sư lịch sử nghệ thuật và cổ điển tại Cao đẳng Brooklyn và Đại học Thành phố New York, đã đưa ra một số lý do khiến nhiều bức tượng La Mã mất phần đầu.
Theo giáo sư Rachel, lý do đầu tiên và đơn giản nhất khiến nhiều bức tượng mất đầu là do cổ - vốn là một điểm yếu tự nhiên trên cơ thể người. Khi một bức tượng bị đổ trong quá trình trưng bày hoặc vận chuyển hay khi đổi chủ, phần cổ của bức tượng thường là nơi đầu tiên vỡ.
Thế nhưng, phần đầu của bức tượng bị vỡ không phải lúc nào cũng là tai nạn. Đôi khi, người La Mã cố ý phá hủy chúng. Trong quá trình gọi là "damnatio memoriae", Thượng viện La Mã có thể bầu chọn để phá hoại dấu ấn của một hoàng đế bị căm ghét sau khi người này qua đời.
Nếu được thông qua, Viện nguyên lão sẽ xóa tên hoàng đế khỏi các bản ghi chép, tài liệu, tịch thu tài sản, phá hủy những bức chân dung và các bức tượng tạc người này.
Theo giáo sư Rachel, hoàng đế La Mã khét tiếng Nero là một ví dụ điển hình cho điều này. Sau khi qua đời, nhiều bức chân dung và tượng của ông đã bị phá hỏng.
Kenneth Lapatin, người quản lý cổ vật tại Bảo tàng J. Paul Getty, Los Angeles, cho hay thợ điêu khắc La Mã thời cổ đại đôi khi cố ý thiết kế bức tượng với phần đầu có thể tháo rời. Thiết kế này cho phép họ sử dụng những vật liệu khác nhau cho cơ thể và khuôn mặt, cho phép nhiều thợ điêu khắc cùng làm một bức tượng, hoặc thậm chí thay thế đầu tượng trong tương lai.
Những bức tượng này rất dễ nhận biết vì cơ thể có một lỗ để thợ điêu khắc có thể chèn phần cổ vào, đầu tượng cũng có viền được chạm khắc nhẵn mịn thay vì vỡ lởm chởm.
Một số bức tượng La Mã bị cố tình phá hoại, khiến chúng mất phần đầu một cách có chủ ý. Kenneth cho hay, một số bức tượng La Mã có giá trị lớn trên thị trường cổ vật.
Những người buôn bán nghệ thuật bất chính nhận ra rằng có thể kiếm nhiều tiền hơn bằng cách bán hai hiện vật thay vì một. Do đó, họ đã cố ý tách phần đầu của bức tượng rồi tìm cách đem bán chúng với mức giá cao. Những người sưu tầm nghệ thuật sẽ cố gắng tìm mua 2 phần này để có được bức tượng hoàn chỉnh.
Mời độc giả xem video: Giải mã bí mật giúp kỳ quan La Mã đứng vững hơn 2.000 năm qua.