Thế kỷ 17 - 18 được xem là thời kỳ hoàng kim của cướp biển. Trong khoảng thời gian này, những kẻ hải tặc gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho những người đi biển khi thực hiện các phi vụ giết người, cướp của.Đa phần những tên hải tặc đều hung hăng, độc ác, giết người không ghê tay để đạt được mục đích. Chúng tấn công các tàu thuyền nhằm cướp bóc của cải, vàng bạc, châu báu để có tiền tiêu xài, sống ngoài vòng pháp luật.Một số tên cướp biển còn có thú vui là tra tấn tâm lý nạn nhân. Chúng tận hưởng niềm vui khi chứng kiến các nạn nhân chịu đau đớn. Khi tìm hiểu về cuộc sống của cướp biển, nhiều người bất ngờ khi biết được chúng cũng có sở thích nuôi thú cưng vì mục đích "đặc biệt".Theo các nhà nghiên cứu, nhiều tên hải tặc khét tiếng thường nuôi vẹt. Từ thế kỷ 17 - 19, cướp biển hoành hành khắp Đại Tây Dương. Trong đó, vùng biển Caribbean và Trung Mỹ là những khu vực thường xuyên xảy ra các vụ cướp bóc tàu thuyền do hải tặc gây ra. Những nơi này là nơi phân bố của nhiều loài vẹt đẹp, quý hiếm.Cướp biển thường xuyên săn lùng, bắt những con vẹt đầy màu sắc khi tấn công các tàu thuyền của thương lai buôn bán động vật. Chúng để nuôi một số con trong khi số còn lại đem vào đất liền bán lấy tiền hoặc làm quà hối lộ cho các quan chức trong chính phủ nhằm thoát khỏi vòng tù tội.Một sự thật gây sốc là không ít tên hải tặc bị chột mắt, cụt một tay hay cụt một chân. Điều này xuất phát từ việc trong các cuộc tấn công tàu thuyền, hải tặc không phải lần nào cũng dễ dàng cướp được chiến lợi phẩm.Các thủy thủ, thuyền viên trên một số tàu thuyền chở hàng hóa sử dụng các vũ khí được trang bị để chống trả lại cuộc tấn công của cướp biển.Trong lúc giao tranh, cướp biển có thể bị thương. Dù vết thương không nguy hiểm đến tính mạng nhưng do không được điều trị y tế đầy đủ nên vết thương có thể bị hoại tử dẫn đến phải cắt cụt tay hoặc chân.Nhiều ghi chép kể về việc các đầu bếp trên tàu của hải tặc thường là "bác sĩ" chữa trị các vết thương, bệnh tật cho cướp biển. Do không có nhiều kiến thức chuyên môn y khoa nên đầu bếp không thể điều trị hiệu quả cho cướp biển.Vì vậy, không ít trường hợp cướp biển chết vì mất máu quá nhiều hoặc bị nhiễm trùng nặng. Một số hải tặc may mắn sống sót nhưng sau đó phải "giải nghệ" do tình trạng sức khỏe giảm sút, thể chất không còn như xưa do thiếu mất một tay hoặc một chân.Mời độc giả xem video: Tàu vận tải Hàn Quốc bị cướp biển tấn công. Nguồn: THĐT1.
Thế kỷ 17 - 18 được xem là thời kỳ hoàng kim của cướp biển. Trong khoảng thời gian này, những kẻ hải tặc gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho những người đi biển khi thực hiện các phi vụ giết người, cướp của.
Đa phần những tên hải tặc đều hung hăng, độc ác, giết người không ghê tay để đạt được mục đích. Chúng tấn công các tàu thuyền nhằm cướp bóc của cải, vàng bạc, châu báu để có tiền tiêu xài, sống ngoài vòng pháp luật.
Một số tên cướp biển còn có thú vui là tra tấn tâm lý nạn nhân. Chúng tận hưởng niềm vui khi chứng kiến các nạn nhân chịu đau đớn. Khi tìm hiểu về cuộc sống của cướp biển, nhiều người bất ngờ khi biết được chúng cũng có sở thích nuôi thú cưng vì mục đích "đặc biệt".
Theo các nhà nghiên cứu, nhiều tên hải tặc khét tiếng thường nuôi vẹt. Từ thế kỷ 17 - 19, cướp biển hoành hành khắp Đại Tây Dương. Trong đó, vùng biển Caribbean và Trung Mỹ là những khu vực thường xuyên xảy ra các vụ cướp bóc tàu thuyền do hải tặc gây ra. Những nơi này là nơi phân bố của nhiều loài vẹt đẹp, quý hiếm.
Cướp biển thường xuyên săn lùng, bắt những con vẹt đầy màu sắc khi tấn công các tàu thuyền của thương lai buôn bán động vật. Chúng để nuôi một số con trong khi số còn lại đem vào đất liền bán lấy tiền hoặc làm quà hối lộ cho các quan chức trong chính phủ nhằm thoát khỏi vòng tù tội.
Một sự thật gây sốc là không ít tên hải tặc bị chột mắt, cụt một tay hay cụt một chân. Điều này xuất phát từ việc trong các cuộc tấn công tàu thuyền, hải tặc không phải lần nào cũng dễ dàng cướp được chiến lợi phẩm.
Các thủy thủ, thuyền viên trên một số tàu thuyền chở hàng hóa sử dụng các vũ khí được trang bị để chống trả lại cuộc tấn công của cướp biển.
Trong lúc giao tranh, cướp biển có thể bị thương. Dù vết thương không nguy hiểm đến tính mạng nhưng do không được điều trị y tế đầy đủ nên vết thương có thể bị hoại tử dẫn đến phải cắt cụt tay hoặc chân.
Nhiều ghi chép kể về việc các đầu bếp trên tàu của hải tặc thường là "bác sĩ" chữa trị các vết thương, bệnh tật cho cướp biển. Do không có nhiều kiến thức chuyên môn y khoa nên đầu bếp không thể điều trị hiệu quả cho cướp biển.
Vì vậy, không ít trường hợp cướp biển chết vì mất máu quá nhiều hoặc bị nhiễm trùng nặng. Một số hải tặc may mắn sống sót nhưng sau đó phải "giải nghệ" do tình trạng sức khỏe giảm sút, thể chất không còn như xưa do thiếu mất một tay hoặc một chân.