Lời đồn về lăng mộ có khoảng 3.000 thanh bảo kiếm liên quan đến vua Hạp Lư (514 trước Công nguyên - 496 trước Công nguyên). Ông là hoàng đế thứ 24 của nước Ngô và được xếp vào nhóm “Ngũ Bá” (5 vị vua có sự nghiệp lẫy lừng, được coi là bá chủ) thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.Theo các ghi chép, vua Hạp Lư rất yêu kiếm. Do đó, trong suốt cuộc đời, ông hoàng nhà Ngô đã sưu tầm được rất nhiều thanh kiếm quý, hiếm. Trong số những bảo kiếm mà vua Hạp Lư sở hữu có Ngư Trường và Mạc Tà.Trong Đông Chu liệt quốc có viết, sau khi Hạp Lư băng hà, thi hài nhà vua được chôn cất trong lăng mộ cùng với khoảng 3.000 thanh bảo kiếm.Chính vì vậy, trong nhiều thế kỷ sau, nhiều người, bao gồm một số nhân vật nổi tiếng lịch sử Trung Quốc như Việt Vương Câu Tiễn, Tần Thủy Hoàng cũng được cho là đã đi tìm mộ của Hạp Lư để có được hàng ngàn thanh bảo kiếm sắc bén, quý giá.Dân gian lưu truyền một số giai thoại kể rằng, sau khi vua cha Hạp Lư qua đời, tân vương Phù Sai đã huy động hàng triệu người trên khắp đất nước xây dựng huyệt mộ dưới đáy một hồ nước.Biết cha yêu thích những thanh kiếm, Phù Sai đã chuẩn bị 3.000 thanh kiếm tùy táng cùng vua cha Hạp Lư. Xuất phát từ lời đồn này, nhiều người đã tìm kiếm một số hồ nước có thể là nơi tọa lạc lăng mộ của Hạp Lư. Việt Vương Câu Tiễn đã cho người đi tìm lăng mộ của Hạp Lư nhiều lần nhưng mãi không có kết quả. Vì vậy, ông hoàng này bỏ cuộc.Tần Thủy Hoàng cũng có ý định khai quật lăng mộ Hạp Lư vì muốn chiếm được kho báu bảo kiếm "khủng" này. Để đạt được tham vọng, ông hoàng nhà Tần đã bỏ ra nhiều tiền bạc, huy động lực lượng quân tinh nhuệ tìm kiếm vị trí lăng mộ của Hạp Lư. Thế nhưng, Tần Thủy Hoàng cũng thất bại như Việt Vương Câu Tiễn.Đến thời nhà Minh, một sự việc kỳ lạ đã xảy ra. Vào năm 1512, Tô Châu xảy ra hạn hán khiến một hồ nước cạn trơ đáy làm lộ ra dấu hiệu của mộ Hạp Lư.Biết được tin này, Đường Bá Hổ - một trong những người được mệnh danh là "bốn tài tử ở Tô Châu" đã cùng một số người tới khu vực hồ nước này để tìm kiếm mộ Hạp Lư nhưng bị quan phủ ngăn cản.Đến những năm 1950, các chuyên gia thông báo tìm được mộ của Hạp Lư dưới hồ nước ở thành phố Tô Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Nếu tiến hành cuộc khai quật thì lăng mộ của ông hoàng này sẽ có nguy cơ bị hư hại. Do vậy, để đảm bảo sự nguyên vẹn, mộ của Hạp Lư chưa được mở ra. Điều này có nghĩa lời đồn về 3.000 thanh kiếm chôn cùng ông chưa tìm ra lời giải.Mời độc giả xem video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?
Lời đồn về lăng mộ có khoảng 3.000 thanh bảo kiếm liên quan đến vua Hạp Lư (514 trước Công nguyên - 496 trước Công nguyên). Ông là hoàng đế thứ 24 của nước Ngô và được xếp vào nhóm “Ngũ Bá” (5 vị vua có sự nghiệp lẫy lừng, được coi là bá chủ) thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo các ghi chép, vua Hạp Lư rất yêu kiếm. Do đó, trong suốt cuộc đời, ông hoàng nhà Ngô đã sưu tầm được rất nhiều thanh kiếm quý, hiếm. Trong số những bảo kiếm mà vua Hạp Lư sở hữu có Ngư Trường và Mạc Tà.
Trong Đông Chu liệt quốc có viết, sau khi Hạp Lư băng hà, thi hài nhà vua được chôn cất trong lăng mộ cùng với khoảng 3.000 thanh bảo kiếm.
Chính vì vậy, trong nhiều thế kỷ sau, nhiều người, bao gồm một số nhân vật nổi tiếng lịch sử Trung Quốc như Việt Vương Câu Tiễn, Tần Thủy Hoàng cũng được cho là đã đi tìm mộ của Hạp Lư để có được hàng ngàn thanh bảo kiếm sắc bén, quý giá.
Dân gian lưu truyền một số giai thoại kể rằng, sau khi vua cha Hạp Lư qua đời, tân vương Phù Sai đã huy động hàng triệu người trên khắp đất nước xây dựng huyệt mộ dưới đáy một hồ nước.
Biết cha yêu thích những thanh kiếm, Phù Sai đã chuẩn bị 3.000 thanh kiếm tùy táng cùng vua cha Hạp Lư. Xuất phát từ lời đồn này, nhiều người đã tìm kiếm một số hồ nước có thể là nơi tọa lạc lăng mộ của Hạp Lư. Việt Vương Câu Tiễn đã cho người đi tìm lăng mộ của Hạp Lư nhiều lần nhưng mãi không có kết quả. Vì vậy, ông hoàng này bỏ cuộc.
Tần Thủy Hoàng cũng có ý định khai quật lăng mộ Hạp Lư vì muốn chiếm được kho báu bảo kiếm "khủng" này. Để đạt được tham vọng, ông hoàng nhà Tần đã bỏ ra nhiều tiền bạc, huy động lực lượng quân tinh nhuệ tìm kiếm vị trí lăng mộ của Hạp Lư. Thế nhưng, Tần Thủy Hoàng cũng thất bại như Việt Vương Câu Tiễn.
Đến thời nhà Minh, một sự việc kỳ lạ đã xảy ra. Vào năm 1512, Tô Châu xảy ra hạn hán khiến một hồ nước cạn trơ đáy làm lộ ra dấu hiệu của mộ Hạp Lư.
Biết được tin này, Đường Bá Hổ - một trong những người được mệnh danh là "bốn tài tử ở Tô Châu" đã cùng một số người tới khu vực hồ nước này để tìm kiếm mộ Hạp Lư nhưng bị quan phủ ngăn cản.
Đến những năm 1950, các chuyên gia thông báo tìm được mộ của Hạp Lư dưới hồ nước ở thành phố Tô Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Nếu tiến hành cuộc khai quật thì lăng mộ của ông hoàng này sẽ có nguy cơ bị hư hại. Do vậy, để đảm bảo sự nguyên vẹn, mộ của Hạp Lư chưa được mở ra. Điều này có nghĩa lời đồn về 3.000 thanh kiếm chôn cùng ông chưa tìm ra lời giải.
Mời độc giả xem video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?