Stalag Luft III là một trại giam tù binh chiến tranh với hệ thống bảo vệ chắc chắn nhất của quân đội phát xít Đức trong Thế chiến 2. Trại giam này nằm cách Berlin khoảng 150 km về phía đông, có sức chứa khoảng 10.000 người. Đây là nơi Đức giam giữ binh sĩ quân Đồng minh bị bắt giữ tại các chiến trường.Trong số này, tù binh bị giam giữ tại Stalag Luft III chủ yếu là các phi công của không quân Hoàng gia Anh và Mỹ. Roger Bushell, chỉ huy không đoàn 92 của Anh, là một trong những tù binh bị giam giữ tại đây.Máy bay của ông Roger bị bắn hạ trong trận đánh tại thành phố Dunkerque của Pháp năm 1940. Theo đó, ông bị phát xít Đức bắt giữ và đưa đến Stalag Luft III. Ông từng nhiều lần vượt ngục và lần nổi tiếng nhất là vào tháng 3/1944.Ông Roger đã bí mật họp với các tù binh và thuyết phục được khoảng 600 quân Đồng minh cùng tham gia kế hoạch vượt ngục. Họ lên kế hoạch đào 3 đường hầm bí mật dài tổng cộng 110m nối từ trong trại giam Stalag Luft III ra một khu rừng bên ngoài.Những tù nhân tham gia kế hoạch đào tẩu được chia thành 2 nhóm. Một nhóm trực tiếp làm công việc đào hầm và nhóm còn lại phụ trách công việc cung cấp dụng cụ và hỗ trợ hậu cần.Các tù nhân quân Đồng minh lén lấy khoảng 1.200 con dao, gần 1.000 thìa muỗng, 1.400 vỏ lon sữa... để đào đường hầm. Sau khi hoàn thành, khoảng 200 tù binh tham gia cuộc đào tẩu đợt đầu vì có vị trí làm việc, thời gian thích hợp để trốn khỏi nơi giam giữ của phát xít Đức.Đêm ngày 24/3/1944, các tù binh quân Đồng minh bí mật lần lượt đi theo đường hầm để trốn ra rừng cây.Tuy nhiên, khi tù binh thứ 77 chuẩn bị thoát ra khỏi khỏi đường hầm bí mật, một lính canh phát xít Đức phát hiện nên khởi động chuông báo động.Theo đó, toàn bộ sĩ quan tại Stalag Luft III mang theo vũ khí truy bắt tù binh đào tẩu.Những tù binh quân Đồng minh trốn thoát khỏi Stalag Luft III phải đối mặt với nhiều khó khăn sau đó như thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông, không có đủ quần áo ấm, lương thực, sự truy đuổi, bắt giữ của lính Đức... nên nhiều người bỏ mạng trong quá trình đào tẩu. Cuối cùng, 3 người may mắn sống sót và quay trở về nước Anh.Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.
Stalag Luft III là một trại giam tù binh chiến tranh với hệ thống bảo vệ chắc chắn nhất của quân đội phát xít Đức trong Thế chiến 2. Trại giam này nằm cách Berlin khoảng 150 km về phía đông, có sức chứa khoảng 10.000 người. Đây là nơi Đức giam giữ binh sĩ quân Đồng minh bị bắt giữ tại các chiến trường.
Trong số này, tù binh bị giam giữ tại Stalag Luft III chủ yếu là các phi công của không quân Hoàng gia Anh và Mỹ. Roger Bushell, chỉ huy không đoàn 92 của Anh, là một trong những tù binh bị giam giữ tại đây.
Máy bay của ông Roger bị bắn hạ trong trận đánh tại thành phố Dunkerque của Pháp năm 1940. Theo đó, ông bị phát xít Đức bắt giữ và đưa đến Stalag Luft III. Ông từng nhiều lần vượt ngục và lần nổi tiếng nhất là vào tháng 3/1944.
Ông Roger đã bí mật họp với các tù binh và thuyết phục được khoảng 600 quân Đồng minh cùng tham gia kế hoạch vượt ngục. Họ lên kế hoạch đào 3 đường hầm bí mật dài tổng cộng 110m nối từ trong trại giam Stalag Luft III ra một khu rừng bên ngoài.
Những tù nhân tham gia kế hoạch đào tẩu được chia thành 2 nhóm. Một nhóm trực tiếp làm công việc đào hầm và nhóm còn lại phụ trách công việc cung cấp dụng cụ và hỗ trợ hậu cần.
Các tù nhân quân Đồng minh lén lấy khoảng 1.200 con dao, gần 1.000 thìa muỗng, 1.400 vỏ lon sữa... để đào đường hầm. Sau khi hoàn thành, khoảng 200 tù binh tham gia cuộc đào tẩu đợt đầu vì có vị trí làm việc, thời gian thích hợp để trốn khỏi nơi giam giữ của phát xít Đức.
Đêm ngày 24/3/1944, các tù binh quân Đồng minh bí mật lần lượt đi theo đường hầm để trốn ra rừng cây.
Tuy nhiên, khi tù binh thứ 77 chuẩn bị thoát ra khỏi khỏi đường hầm bí mật, một lính canh phát xít Đức phát hiện nên khởi động chuông báo động.
Theo đó, toàn bộ sĩ quan tại Stalag Luft III mang theo vũ khí truy bắt tù binh đào tẩu.
Những tù binh quân Đồng minh trốn thoát khỏi Stalag Luft III phải đối mặt với nhiều khó khăn sau đó như thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông, không có đủ quần áo ấm, lương thực, sự truy đuổi, bắt giữ của lính Đức... nên nhiều người bỏ mạng trong quá trình đào tẩu. Cuối cùng, 3 người may mắn sống sót và quay trở về nước Anh.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.