Lịch sử ghi nhận một cuộc chiến kỳ lạ xảy ra với các bên tham chiến không phải đều là con người. Cụ thể, cuộc chiến kỳ quái trên xảy ra vào năm 1932 tại Australia.Khi ấy, số lượng loài chim emu ở Australia tăng tới mức mà con người không thể kiểm soát được. Theo thống kê, khoảng 20.000 con chim emu phá hoại mùa màng của người dân. Chính vì vậy, người dân cầu cứu chính phủ xử lý chúng.Do đó, quân đội Australia cử một lực lượng làm nhiệm vụ tiêu diệt loài chim emu đang "tác oai tác quái", phá hoại mùa màng của dân chúng bằng súng máy.Thậm chí, quân đội Australia còn tuyên chiến chính thức với loài chim emu. Đến giữa tháng 11/1932, quân đội Australia cho phép binh sĩ giết mọi con đà điểu mà họ thấy trong cuộc chiến đặc biệt này.Theo kế hoạch, quân đội dự định tiêu diệt toàn bộ số chim emu gây hại và mang 100 bộ lông về làm mũ cho kỵ binh. Quan chức quân đội ước tính với hỏa lực hùng hậu, cuộc chiến đặc biệt này sẽ kết thúc trong vài ngày.Thế nhưng, mọi chuyện diễn ra không theo kế hoạch. Mỗi binh sĩ được trang bị súng máy Lewis có tốc độ bắn 500 - 600 phát/phút cùng cơ số đạn 10.000 viên. Binh sĩ có nhiệm vụ xả đạn về phía lũ chim cho đến khi hết đạn.Nhiều con chim emu trúng đạn nhưng vẫn có thể thoát chết nhờ lớp lông dày và cực khỏe.Thêm nữa, mỗi đàn emu đều có con đầu đàn thường cao tới 1,8m. Con chim dẫn đầu có nhiệm vụ cảnh giới cho các con trong đàn phá hoại mùa màng.Một khi phát hiện động tĩnh lạ, con đầu đàn sẽ báo hiệu cho những con khác trong đàn chạy thoát.Đến giữa tháng 12/1932, quân đội Australia tiêu diệt được 986 con chim emu. Do chỉ tiêu diệt được một phần nhỏ loài chim emu nên cuối cùng cuộc chiến nhanh chóng chấm dứt. Theo đó, cuộc chiến với chim emu năm 1932 được ghi nhận là lần đầu tiên một loài chim giành chiến thắng trong một chiến dịch quân sự.
video: Cuộc chiến kỳ lạ của một samurai cuối cùng (nguồn: VTC14)
Lịch sử ghi nhận một cuộc chiến kỳ lạ xảy ra với các bên tham chiến không phải đều là con người. Cụ thể, cuộc chiến kỳ quái trên xảy ra vào năm 1932 tại Australia.
Khi ấy, số lượng loài chim emu ở Australia tăng tới mức mà con người không thể kiểm soát được. Theo thống kê, khoảng 20.000 con chim emu phá hoại mùa màng của người dân. Chính vì vậy, người dân cầu cứu chính phủ xử lý chúng.
Do đó, quân đội Australia cử một lực lượng làm nhiệm vụ tiêu diệt loài chim emu đang "tác oai tác quái", phá hoại mùa màng của dân chúng bằng súng máy.
Thậm chí, quân đội Australia còn tuyên chiến chính thức với loài chim emu. Đến giữa tháng 11/1932, quân đội Australia cho phép binh sĩ giết mọi con đà điểu mà họ thấy trong cuộc chiến đặc biệt này.
Theo kế hoạch, quân đội dự định tiêu diệt toàn bộ số chim emu gây hại và mang 100 bộ lông về làm mũ cho kỵ binh. Quan chức quân đội ước tính với hỏa lực hùng hậu, cuộc chiến đặc biệt này sẽ kết thúc trong vài ngày.
Thế nhưng, mọi chuyện diễn ra không theo kế hoạch. Mỗi binh sĩ được trang bị súng máy Lewis có tốc độ bắn 500 - 600 phát/phút cùng cơ số đạn 10.000 viên. Binh sĩ có nhiệm vụ xả đạn về phía lũ chim cho đến khi hết đạn.
Nhiều con chim emu trúng đạn nhưng vẫn có thể thoát chết nhờ lớp lông dày và cực khỏe.
Thêm nữa, mỗi đàn emu đều có con đầu đàn thường cao tới 1,8m. Con chim dẫn đầu có nhiệm vụ cảnh giới cho các con trong đàn phá hoại mùa màng.
Một khi phát hiện động tĩnh lạ, con đầu đàn sẽ báo hiệu cho những con khác trong đàn chạy thoát.
Đến giữa tháng 12/1932, quân đội Australia tiêu diệt được 986 con chim emu. Do chỉ tiêu diệt được một phần nhỏ loài chim emu nên cuối cùng cuộc chiến nhanh chóng chấm dứt. Theo đó, cuộc chiến với chim emu năm 1932 được ghi nhận là lần đầu tiên một loài chim giành chiến thắng trong một chiến dịch quân sự.
video: Cuộc chiến kỳ lạ của một samurai cuối cùng (nguồn: VTC14)