Thiếu Lâm tự nằm ở Trịnh Châu, thị xã Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ngôi chùa cổ này được xây dựng vào năm 495, trong triều đại Bắc Ngụy. Đến năm 1983, chùa được công nhận là Tu viện Phật giáo quốc gia quan trọng của Trung Quốc.Thêm nữa, Thiếu Lâm tự nằm trong quần thể các công trình lịch sử ở Đăng Phong được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Hàng triệu người trên thế giới biết đến Thiếu Lâm tự khi ngôi chùa này là nơi ở của những vị sư có võ công cao cường cũng như nhiều bài quyền nổi tiếng như: Mai Hoa quyền, Ngũ hình quyền, Trường quyền, La Hán quyền...Một trong những nhân vật huyền thoại và được tôn kính ở Thiếu Lâm tự là nhà sư Ấn Độ Bồ đề Đạt ma. Vào năm 527, Bồ đề Đạt ma đến Thiếu Lâm tự sinh sống và tu hành. Từ đó về sau, ngôi chùa được mở rộng, số lượng nhà sư ngày càng nhiều hơn và danh tiếng vang xa hơn.Một truyền thuyết về Bồ đề Đạt ma được lưu truyền rộng rãi đến ngày nay. Tương truyền, Bồ đề Đạt ma thấy các nhà sư ở Thiếu Lâm tự không có cơ thể khỏe mạnh cho thiền định, thường ngủ gục khi thiền.Vì vậy, Bồ đề Đạt ma dạy cho các nhà sư một hệ thống các bài thể dục được gọi là Thập bát La hán chưởng. Dần dần, các động tác này phát triển thành võ thuật. Từ đó về sau, các nhà sư Thiếu Lâm luyện võ để phòng thủ và rèn luyện sức khỏe.Đến đầu thời nhà Đường, danh tiếng về võ công của các nhà sư Thiếu Lâm được biết đến nhiều. Một bia đá ở ngôi chùa này được dựng vào năm 728 đã mô tả lại việc các nhà sư chiến đấu giúp Lý Thế Dân trong cuộc chiến lên ngai vàng.Đến thời nhà Minh, Thiếu Lâm tự đạt đến đỉnh cao khi hàng trăm nhà sư được phong hàm như tướng trong quân đội và đích thân chỉ huy các chiến dịch chống lại quân nổi loạn.Trong những thập kỷ gần đây, Thiếu Lâm tự được công chúng biết đến rộng rãi khi xuất hiện trong nhiều bộ phim điện ảnh, truyền hình cũng như các tiểu thuyết kiếm hiệp.Hàng năm, hàng ngàn du khách ghé thăm Thiếu Lâm tự để chiêm ngưỡng kiến trúc của các công trình bên trong như: Thiên vương điện, Thiên Phật điện, Tàng kinh các, Lập Tuyết đình...Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.
Thiếu Lâm tự nằm ở Trịnh Châu, thị xã Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ngôi chùa cổ này được xây dựng vào năm 495, trong triều đại Bắc Ngụy. Đến năm 1983, chùa được công nhận là Tu viện Phật giáo quốc gia quan trọng của Trung Quốc.
Thêm nữa, Thiếu Lâm tự nằm trong quần thể các công trình lịch sử ở Đăng Phong được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hàng triệu người trên thế giới biết đến Thiếu Lâm tự khi ngôi chùa này là nơi ở của những vị sư có võ công cao cường cũng như nhiều bài quyền nổi tiếng như: Mai Hoa quyền, Ngũ hình quyền, Trường quyền, La Hán quyền...
Một trong những nhân vật huyền thoại và được tôn kính ở Thiếu Lâm tự là nhà sư Ấn Độ Bồ đề Đạt ma. Vào năm 527, Bồ đề Đạt ma đến Thiếu Lâm tự sinh sống và tu hành. Từ đó về sau, ngôi chùa được mở rộng, số lượng nhà sư ngày càng nhiều hơn và danh tiếng vang xa hơn.
Một truyền thuyết về Bồ đề Đạt ma được lưu truyền rộng rãi đến ngày nay. Tương truyền, Bồ đề Đạt ma thấy các nhà sư ở Thiếu Lâm tự không có cơ thể khỏe mạnh cho thiền định, thường ngủ gục khi thiền.
Vì vậy, Bồ đề Đạt ma dạy cho các nhà sư một hệ thống các bài thể dục được gọi là Thập bát La hán chưởng. Dần dần, các động tác này phát triển thành võ thuật. Từ đó về sau, các nhà sư Thiếu Lâm luyện võ để phòng thủ và rèn luyện sức khỏe.
Đến đầu thời nhà Đường, danh tiếng về võ công của các nhà sư Thiếu Lâm được biết đến nhiều. Một bia đá ở ngôi chùa này được dựng vào năm 728 đã mô tả lại việc các nhà sư chiến đấu giúp Lý Thế Dân trong cuộc chiến lên ngai vàng.
Đến thời nhà Minh, Thiếu Lâm tự đạt đến đỉnh cao khi hàng trăm nhà sư được phong hàm như tướng trong quân đội và đích thân chỉ huy các chiến dịch chống lại quân nổi loạn.
Trong những thập kỷ gần đây, Thiếu Lâm tự được công chúng biết đến rộng rãi khi xuất hiện trong nhiều bộ phim điện ảnh, truyền hình cũng như các tiểu thuyết kiếm hiệp.
Hàng năm, hàng ngàn du khách ghé thăm Thiếu Lâm tự để chiêm ngưỡng kiến trúc của các công trình bên trong như: Thiên vương điện, Thiên Phật điện, Tàng kinh các, Lập Tuyết đình...
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.