Kyshtym được biết đến là tên gọi địa điểm xảy ra một thảm kịch hạt nhân kinh hoàng. Tuy nhiên, trên thực tế, thảm họa này xảy ra tại thị trấn Chelyabinsk.Chelyabinsk không có trên bất cứ tấm bản đồ nào của Liên Xô trong suốt nhiều năm. Nơi này chỉ được biết đến vào những năm 1990. Tại Chelyabinsk, Liên Xô xây dựng cơ sở hạt nhân Mayak. Cơ sở này nằm không xa thị trấn Kyshtym.Được xây dựng vào năm 1948, cơ sở hạt nhân Mayak của Liên Xô được thiết kế có 6 lò phản ứng hạt nhân với mục đích là làm giàu plutonium để chế tạo vũ khí nguyên tử.Trong cuộc đua vũ khí hạt nhân với Mỹ, Liên Xô đã khẩn trương xây dựng nhà máy hạt nhân Mayak chỉ trong 3 năm ngắn ngủi nên đã gặp phải một số vấn đề về hệ thống làm mát và hệ thống xử lý rác thải hạt nhân.Khi cơ sở hạt nhân Mayak đi vào hoạt động, chất thải phóng xạ rò rỉ xuống dòng sông Techa.Đến năm 1949, quả bom nguyên tử đầu tiên được sản xuất tại Mayak. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chất thải phóng xạ bị rò rỉ từ cơ sở hạt nhân này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe công nhân và người dân ở khu vực xung quanh.Đến ngày 29/9/1957, một bể chứa tại cơ sở hạt nhân Mayak phát nổ khiến nhà máy này bị phá hủy hoàn toàn.Thảm kịch hạt nhân này được cho có sức phá hủy tương đương một vụ nổ của gần 100 tấn TNT. Sau khi xảy ra vụ nổ, đám mây phóng xạ màu đỏ tím dần lan rộng ra bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 270.000 người.Theo ước tính, 22 ngôi làng quanh cơ sở hạt nhân Mayak bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi phóng xạ. Một tuần sau khi vụ nổ xảy ra, người dân ở những ngôi làng gần nhất mới được sơ tán nhưng không biết lý do. Trong vòng 2 năm, chỉ có khoảng 10.000 người được sơ tán đến nơi an toàn.Một số tài liệu cho rằng, thảm kịch hạt nhân này đã cướp đi sinh mạng của hoảng 10.000 người. Những người này chết vì những căn bệnh do nhiễm phóng xạ từ vụ nổ trên. Phải đến hơn 30 năm sau, thảm kịch hạt nhân Kyshtym mới được đưa ra ánh sáng.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)
Kyshtym được biết đến là tên gọi địa điểm xảy ra một thảm kịch hạt nhân kinh hoàng. Tuy nhiên, trên thực tế, thảm họa này xảy ra tại thị trấn Chelyabinsk.
Chelyabinsk không có trên bất cứ tấm bản đồ nào của Liên Xô trong suốt nhiều năm. Nơi này chỉ được biết đến vào những năm 1990. Tại Chelyabinsk, Liên Xô xây dựng cơ sở hạt nhân Mayak. Cơ sở này nằm không xa thị trấn Kyshtym.
Được xây dựng vào năm 1948, cơ sở hạt nhân Mayak của Liên Xô được thiết kế có 6 lò phản ứng hạt nhân với mục đích là làm giàu plutonium để chế tạo vũ khí nguyên tử.
Trong cuộc đua vũ khí hạt nhân với Mỹ, Liên Xô đã khẩn trương xây dựng nhà máy hạt nhân Mayak chỉ trong 3 năm ngắn ngủi nên đã gặp phải một số vấn đề về hệ thống làm mát và hệ thống xử lý rác thải hạt nhân.
Khi cơ sở hạt nhân Mayak đi vào hoạt động, chất thải phóng xạ rò rỉ xuống dòng sông Techa.
Đến năm 1949, quả bom nguyên tử đầu tiên được sản xuất tại Mayak. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chất thải phóng xạ bị rò rỉ từ cơ sở hạt nhân này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe công nhân và người dân ở khu vực xung quanh.
Đến ngày 29/9/1957, một bể chứa tại cơ sở hạt nhân Mayak phát nổ khiến nhà máy này bị phá hủy hoàn toàn.
Thảm kịch hạt nhân này được cho có sức phá hủy tương đương một vụ nổ của gần 100 tấn TNT. Sau khi xảy ra vụ nổ, đám mây phóng xạ màu đỏ tím dần lan rộng ra bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 270.000 người.
Theo ước tính, 22 ngôi làng quanh cơ sở hạt nhân Mayak bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi phóng xạ. Một tuần sau khi vụ nổ xảy ra, người dân ở những ngôi làng gần nhất mới được sơ tán nhưng không biết lý do. Trong vòng 2 năm, chỉ có khoảng 10.000 người được sơ tán đến nơi an toàn.
Một số tài liệu cho rằng, thảm kịch hạt nhân này đã cướp đi sinh mạng của hoảng 10.000 người. Những người này chết vì những căn bệnh do nhiễm phóng xạ từ vụ nổ trên. Phải đến hơn 30 năm sau, thảm kịch hạt nhân Kyshtym mới được đưa ra ánh sáng.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)