Trong kinh Phật có vài bản kinh Đức Phật nói về xá lợi (hay còn gọi xá lị). Đó là những tinh thể cứng rắn, nhiều màu sắc kết lại từ xương, răng... được phát hiện trong tro cốt của một nhà sư tu hành sau khi làm lễ trà tỳ.Lễ trà tỳ được hiểu là nghi thức hỏa thiêu nhục thân của một vị Phật hay cao tăng Phật giáo. Xá lợi là tinh hoa, được đúc kết bằng công hạnh thiền định. Chỉ những thiền sư tu hành đắc đạo mới có thể để lại xá lợi sau khi viên tịch và thực hiện lễ trà kỳ.Theo các chuyên gia, ở nhiệt độ 1.000 độ C, thân xác bình thường sau khi hỏa thiêu còn lại xương, răng. Khi tăng nhiệt độ lên 1.500 - 2.000 độ C, thi hài con người sẽ trở thành tro bụi.Tuy nhiên, cùng với mức nhiệt độ này, thân xác của các vị cao tăng vẫn còn răng, xương kết tinh lại thành viên gọi là xá lợi. Nếu thiêu tiếp ở 3.000 - 4.000 độ C mà những hạt này không cháy thành tro bụi thì mới được gọi là xá lợi.Khi ấy, xá lợi của các vị cao tăng được xem là bảo vật và được tôn thờ như pháp bảo trong các ngôi chùa.Trong lịch sử Việt Nam, một số thiền sư đã để lại xá lợi và được hậu thế tôn thờ kính cẩn. Trong số này có xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Theo sử chép, Vua Trần Nhân Tông lên ngôi năm 21 tuổi, trị vì 14 năm rồi nhường ngôi cho con là Anh Tông. Mấy năm sau, Vua Trần Nhân Tông xuất gia về tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) và trở thành người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.Là vị tổ thứ nhất Thiền phái Trúc Lâm, sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, các đệ tử, bao gồm Pháp Loa đã rước ngọc thể của Người lên hỏa đàn. Sau khi thiêu, họ nhặt được ngọc cốt và rất nhiều xá lị. Việc hoả thiêu và có xá lị được "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi rất rõ: "Pháp Loa đem xác của Thượng hoàng thiêu đi, nhặt được hơn 3.000 viên xá lị mang về chùa Tư Phúc ở Kinh sư…”. Sách Tam tổ thập lục lại ghi thu được 300 xá lị. Có sách lại ghi thu được 1.000 xá lị.Theo Sách Tam tổ Trúc Lâm, Pháp Loa làm theo lời di chúc của Phật hoàng làm lễ hoả táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào bình. Vua Anh Tông cùng đình thần đem long giá rước ngọc cốt về tôn thờ ở Đức Lăng (Thái Bình) và xây tháp ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, gọi là Huệ Quang Kim Tháp. Trong khi đó, có tài liệu ghi xá lị của Vua Trần Nhân Tông được táng ở chùa Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Phả Lại (Hải Dương) và được đưa cả về quê hương Tức Mặc (Nam Định).Chùa Minh Khánh (trong ảnh) nằm ở trung tâm thị trấn Thanh Hà hiện lưu giữ 9 hạt, tương truyền là xá lợi của Phật hoàng. Ngôi chùa này còn có tên là chùa Hương Đại, theo tên gọi làng do Vua Trần Nhân Tông đặt. Trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, Vua Trần Nhân Tông đã lấy đất này làm nơi dựng căn cứ.Trong thời gian ở đây, Ngài đã được nhân dân trong làng hết lòng giúp đỡ. Vì vậy, Ngài đã đặt tên cho làng là Hương Đại (túi thơm). Trước khi xuất quân, Vua Trần Nhân Tông tới chùa Minh Khánh, lập đàn tế Phật, tế trời đất với quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên Mông. Trong ảnh là 9 viên xá lợi được cho là của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, được lưu giữ ở chùa Minh Khánh.Mời độc giả xem video: Khám phá Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới.
Trong kinh Phật có vài bản kinh Đức Phật nói về xá lợi (hay còn gọi xá lị). Đó là những tinh thể cứng rắn, nhiều màu sắc kết lại từ xương, răng... được phát hiện trong tro cốt của một nhà sư tu hành sau khi làm lễ trà tỳ.
Lễ trà tỳ được hiểu là nghi thức hỏa thiêu nhục thân của một vị Phật hay cao tăng Phật giáo. Xá lợi là tinh hoa, được đúc kết bằng công hạnh thiền định. Chỉ những thiền sư tu hành đắc đạo mới có thể để lại xá lợi sau khi viên tịch và thực hiện lễ trà kỳ.
Theo các chuyên gia, ở nhiệt độ 1.000 độ C, thân xác bình thường sau khi hỏa thiêu còn lại xương, răng. Khi tăng nhiệt độ lên 1.500 - 2.000 độ C, thi hài con người sẽ trở thành tro bụi.
Tuy nhiên, cùng với mức nhiệt độ này, thân xác của các vị cao tăng vẫn còn răng, xương kết tinh lại thành viên gọi là xá lợi. Nếu thiêu tiếp ở 3.000 - 4.000 độ C mà những hạt này không cháy thành tro bụi thì mới được gọi là xá lợi.
Khi ấy, xá lợi của các vị cao tăng được xem là bảo vật và được tôn thờ như pháp bảo trong các ngôi chùa.
Trong lịch sử Việt Nam, một số thiền sư đã để lại xá lợi và được hậu thế tôn thờ kính cẩn. Trong số này có xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Theo sử chép, Vua Trần Nhân Tông lên ngôi năm 21 tuổi, trị vì 14 năm rồi nhường ngôi cho con là Anh Tông. Mấy năm sau, Vua Trần Nhân Tông xuất gia về tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) và trở thành người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Là vị tổ thứ nhất Thiền phái Trúc Lâm, sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, các đệ tử, bao gồm Pháp Loa đã rước ngọc thể của Người lên hỏa đàn. Sau khi thiêu, họ nhặt được ngọc cốt và rất nhiều xá lị. Việc hoả thiêu và có xá lị được "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi rất rõ: "Pháp Loa đem xác của Thượng hoàng thiêu đi, nhặt được hơn 3.000 viên xá lị mang về chùa Tư Phúc ở Kinh sư…”. Sách Tam tổ thập lục lại ghi thu được 300 xá lị. Có sách lại ghi thu được 1.000 xá lị.
Theo Sách Tam tổ Trúc Lâm, Pháp Loa làm theo lời di chúc của Phật hoàng làm lễ hoả táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào bình. Vua Anh Tông cùng đình thần đem long giá rước ngọc cốt về tôn thờ ở Đức Lăng (Thái Bình) và xây tháp ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, gọi là Huệ Quang Kim Tháp. Trong khi đó, có tài liệu ghi xá lị của Vua Trần Nhân Tông được táng ở chùa Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Phả Lại (Hải Dương) và được đưa cả về quê hương Tức Mặc (Nam Định).
Chùa Minh Khánh (trong ảnh) nằm ở trung tâm thị trấn Thanh Hà hiện lưu giữ 9 hạt, tương truyền là xá lợi của Phật hoàng. Ngôi chùa này còn có tên là chùa Hương Đại, theo tên gọi làng do Vua Trần Nhân Tông đặt. Trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, Vua Trần Nhân Tông đã lấy đất này làm nơi dựng căn cứ.
Trong thời gian ở đây, Ngài đã được nhân dân trong làng hết lòng giúp đỡ. Vì vậy, Ngài đã đặt tên cho làng là Hương Đại (túi thơm). Trước khi xuất quân, Vua Trần Nhân Tông tới chùa Minh Khánh, lập đàn tế Phật, tế trời đất với quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên Mông. Trong ảnh là 9 viên xá lợi được cho là của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, được lưu giữ ở chùa Minh Khánh.
Mời độc giả xem video: Khám phá Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới.