Vụ "tống tiền" này bắt nguồn từ sự kiện chính quyền Paris cai trị và thiết lập chế độ nô lệ tại quốc gia này từ thế kỷ 17. Phải đến năm 1804, Haiti mới chính thức tuyên bố độc lập, thoát khỏi sự cai trị của Pháp.Dù vậy, Haiti vẫn không được Pháp công nhận nền độc lập. Thậm chí, Pháp còn có ý định tái chiếm Haiti và biến nơi đây thành thuộc địa một lần nữa.Haiti bị chia làm 2 phần Nam - Bắc. Trong khi Tổng thống Alexandre Pétion lãnh đạo phần phía Nam thì tướng Henry Christophe nắm cầm quyền ở phía Bắc.Trong bối cảnh đó, Tổng thống Alexandre Pétion ở phía nam Haiti thể hiện mong muốn đàm phán với Pháp. Ông hy vọng sẽ trả một khoản tiền lớn cho Pháp để được nước này công nhận nền độc lập, góp phần giúp đất nước thống nhất 2 miền Nam - Bắc.Vì vậy, Tổng thống Pétion đề nghị trả cho Pháp 15 triệu franc - tương đương khoản tiền Hoàng đế Napoleon nhận được khi bán Louisiana cho Mỹ.Tuy nhiên, vua Louis XVIII của Pháp từ chối lời đề nghị của Tổng thống Pétion. Sau khi ông Pétion qua đời năm 1818, người kế nhiệm là Tổng thống Jean-Pierre Boyer tiếp tục theo đuổi đàm phán với Pháp trong khi không nhận được sự đồng thuận của chính quyền tướng Henry Christophe.Bước ngoặt xảy đến khi tướng Henry Christophe qua đời năm 1820. Khi ấy, Tổng thống Boyer thống nhất 2 miền Nam - Bắc của Haiti.Vào ngày 17/4/1825, vua Pháp bất ngờ thay đổi quyết định khi đồng ý với đề nghị đàm phán của Haiti. Thế nhưng, số tiền mà Haiti phải trả cho Pháp để có được sự công nhận nền độc lập là 150 triệu franc.Pháp đưa ra con số này với lý do đây là khoản bồi thường thiệt hại cho các chủ nô Pháp tại Haiti sau khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ. Tháng 7/1825, Haiti ký vào sắc lệnh bồi thường cho Pháp 150 triệu franc dù tình hình kinh tế vô cùng khó khăn.Do không có đủ tiền trả nên chính quyền Haiti buộc phải vay tiền của Pháp. Trong nhiều thập kỷ sau đó, người dân Haiti gồng mình trả nợ cho Pháp và kết thúc việc trả nợ vào năm 1947. Mời độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong biển lửa. Nguồn: VTV1.
Vụ "tống tiền" này bắt nguồn từ sự kiện chính quyền Paris cai trị và thiết lập chế độ nô lệ tại quốc gia này từ thế kỷ 17. Phải đến năm 1804, Haiti mới chính thức tuyên bố độc lập, thoát khỏi sự cai trị của Pháp.
Dù vậy, Haiti vẫn không được Pháp công nhận nền độc lập. Thậm chí, Pháp còn có ý định tái chiếm Haiti và biến nơi đây thành thuộc địa một lần nữa.
Haiti bị chia làm 2 phần Nam - Bắc. Trong khi Tổng thống Alexandre Pétion lãnh đạo phần phía Nam thì tướng Henry Christophe nắm cầm quyền ở phía Bắc.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Alexandre Pétion ở phía nam Haiti thể hiện mong muốn đàm phán với Pháp. Ông hy vọng sẽ trả một khoản tiền lớn cho Pháp để được nước này công nhận nền độc lập, góp phần giúp đất nước thống nhất 2 miền Nam - Bắc.
Vì vậy, Tổng thống Pétion đề nghị trả cho Pháp 15 triệu franc - tương đương khoản tiền Hoàng đế Napoleon nhận được khi bán Louisiana cho Mỹ.
Tuy nhiên, vua Louis XVIII của Pháp từ chối lời đề nghị của Tổng thống Pétion. Sau khi ông Pétion qua đời năm 1818, người kế nhiệm là Tổng thống Jean-Pierre Boyer tiếp tục theo đuổi đàm phán với Pháp trong khi không nhận được sự đồng thuận của chính quyền tướng Henry Christophe.
Bước ngoặt xảy đến khi tướng Henry Christophe qua đời năm 1820. Khi ấy, Tổng thống Boyer thống nhất 2 miền Nam - Bắc của Haiti.
Vào ngày 17/4/1825, vua Pháp bất ngờ thay đổi quyết định khi đồng ý với đề nghị đàm phán của Haiti. Thế nhưng, số tiền mà Haiti phải trả cho Pháp để có được sự công nhận nền độc lập là 150 triệu franc.
Pháp đưa ra con số này với lý do đây là khoản bồi thường thiệt hại cho các chủ nô Pháp tại Haiti sau khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ. Tháng 7/1825, Haiti ký vào sắc lệnh bồi thường cho Pháp 150 triệu franc dù tình hình kinh tế vô cùng khó khăn.
Do không có đủ tiền trả nên chính quyền Haiti buộc phải vay tiền của Pháp. Trong nhiều thập kỷ sau đó, người dân Haiti gồng mình trả nợ cho Pháp và kết thúc việc trả nợ vào năm 1947.
Mời độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong biển lửa. Nguồn: VTV1.