Chiếc đỉnh thứ năm trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là Nghị đỉnh, nặng 2.542kg, được đặt bên phải Chương đỉnh, ứng với khám thờ vua Kiến Phúc trong Thế Miếu.Chính giữa của Nghị đỉnh là chữ "Nghị đỉnh", thụy hiệu của vua Kiến Phúc.Hàng trên, về phía trái của chữ "Nghị đỉnh" là hình tượng "Mai", nghĩa là cây hoa mai, loài cây nằm trong bộ Tứ quý Tùng, Cúc, Trúc, Mai theo quan niệm truyền thống của người Việt.Tiếp theo là hình tượng "Đàn mộc", nghĩa là cây hoàng đàn, loài cây cho gỗ có mùi thơm đặc biệt quý hiếm, thường được dùng làm tượng thần, phật hoặc các đồ dùng sang trọng."Quế" là cây quế, loài cây được trồng để khai thác vỏ và thân gỗ với nhiều công dụng như làm gia vị, dược liệu, đồ mỹ nghệ..."Biển đậu" là cây đậu ván, loài cây ngũ cốc họ đậu được trồng phổ biến ở Việt Nam."Hải đường hoa" là hoa hải đường, loài hoa tượng trưng cho phú quý, thường được trưng trong nhà vào dịp Tết theo văn hóa truyền thống của người Việt."Hồ da tử" là con đuông dừa, loài côn trùng đặc sản của Nam Bộ.Hàng giữa: Bên trái chữ "Nghị đỉnh" là hình tượng "Quảng Bình quan", nghĩa là cửa ải Quảng Bình, một cửa ải án ngữ đường thiên lý Bắc Nam thuộc hệ thống lũy Thầy, có từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh."Cửu An hà" là sông Cửu An, một con sông có vai trò quan trọng với nông nghiệp ở khu vực Hài Dương, Hưng Yên."Nam Đẩu" là sao Nam Đẩu, một mảng sao gồm sáu ngôi nằm ở hướng Nam, ngược hướng với chòm sao Bắc Đẩu."Bạch Đằng giang" là sông Bạch Đằng, dòng sông gắn với những chiến thắng huyền thoại của người Việt trước quân xâm lược phương Bắc."Thuận An hải khẩu" là cửa biển Thuận An, cửa biển có vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng với kinh thành Huế.Hàng dưới: Bên trái chữ "Nghị đỉnh" là hình tượng "Lục hoa ngư", nghĩa là cá lóc, loài cá nước ngọt kích cỡ trung bình, cho thịt ngon, được đánh bắt tại nhiều vùng miền của Việt Nam."Giới" là cây rau cải, loài rau được trồng phổ biến, dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau hoặc muối dưa."Trường thương" là giáo dài, một loại vũ khí cơ bản của quân đội nhà Nguyễn."Hải đạo" là loại thuyền chèo rất linh hoạt phục vụ hoạt động chiến đấu trên biển."Uyên ương" là chim uyên ương, loài chim nước nổi tiếng với bộ lông đẹp và sự thủy chung."Tượng" là con voi, loài vật khổng lồ có vai trò quan trọng trong biên chế quân đội nhà Nguyễn.
Chiếc đỉnh thứ năm trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là Nghị đỉnh, nặng 2.542kg, được đặt bên phải Chương đỉnh, ứng với khám thờ vua Kiến Phúc trong Thế Miếu.
Chính giữa của Nghị đỉnh là chữ "Nghị đỉnh", thụy hiệu của vua Kiến Phúc.
Hàng trên, về phía trái của chữ "Nghị đỉnh" là hình tượng "Mai", nghĩa là cây hoa mai, loài cây nằm trong bộ Tứ quý Tùng, Cúc, Trúc, Mai theo quan niệm truyền thống của người Việt.
Tiếp theo là hình tượng "Đàn mộc", nghĩa là cây hoàng đàn, loài cây cho gỗ có mùi thơm đặc biệt quý hiếm, thường được dùng làm tượng thần, phật hoặc các đồ dùng sang trọng.
"Quế" là cây quế, loài cây được trồng để khai thác vỏ và thân gỗ với nhiều công dụng như làm gia vị, dược liệu, đồ mỹ nghệ...
"Biển đậu" là cây đậu ván, loài cây ngũ cốc họ đậu được trồng phổ biến ở Việt Nam.
"Hải đường hoa" là hoa hải đường, loài hoa tượng trưng cho phú quý, thường được trưng trong nhà vào dịp Tết theo văn hóa truyền thống của người Việt.
"Hồ da tử" là con đuông dừa, loài côn trùng đặc sản của Nam Bộ.
Hàng giữa: Bên trái chữ "Nghị đỉnh" là hình tượng "Quảng Bình quan", nghĩa là cửa ải Quảng Bình, một cửa ải án ngữ đường thiên lý Bắc Nam thuộc hệ thống lũy Thầy, có từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
"Cửu An hà" là sông Cửu An, một con sông có vai trò quan trọng với nông nghiệp ở khu vực Hài Dương, Hưng Yên.
"Nam Đẩu" là sao Nam Đẩu, một mảng sao gồm sáu ngôi nằm ở hướng Nam, ngược hướng với chòm sao Bắc Đẩu.
"Bạch Đằng giang" là sông Bạch Đằng, dòng sông gắn với những chiến thắng huyền thoại của người Việt trước quân xâm lược phương Bắc.
"Thuận An hải khẩu" là cửa biển Thuận An, cửa biển có vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng với kinh thành Huế.
Hàng dưới: Bên trái chữ "Nghị đỉnh" là hình tượng "Lục hoa ngư", nghĩa là cá lóc, loài cá nước ngọt kích cỡ trung bình, cho thịt ngon, được đánh bắt tại nhiều vùng miền của Việt Nam.
"Giới" là cây rau cải, loài rau được trồng phổ biến, dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau hoặc muối dưa.
"Trường thương" là giáo dài, một loại vũ khí cơ bản của quân đội nhà Nguyễn.
"Hải đạo" là loại thuyền chèo rất linh hoạt phục vụ hoạt động chiến đấu trên biển.
"Uyên ương" là chim uyên ương, loài chim nước nổi tiếng với bộ lông đẹp và sự thủy chung.
"Tượng" là con voi, loài vật khổng lồ có vai trò quan trọng trong biên chế quân đội nhà Nguyễn.