Chiếc đỉnh thứ tám trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là Dụ đỉnh, nặng 2.020kg, được đặt bên trái Thuần Đỉnh, đối diện khám thờ vua Hàm Nghi trong Thế Miếu.Chính giữa của Dụ đỉnh là chữ "Dụ đỉnh". Khám với các đỉnh trước, tên của Dụ đỉnh không phải là thụy hiệu của bất kì vị vua nào triều Nguyễn, do các vị vua sau thời Khải Định đều không có thụy hiệu.Hàng trên, về phía trái của chữ "Dụ đỉnh" là hình tượng "Anh vũ", nghĩa là chim vẹt, cũng là loài chim rất giỏi nhại tiếng người như chim yểng trên Tuyên đỉnh."Lê" là cây lê, loài cây được trống để lấy quả tại một số vùng của Việt Nam."Phù lưu" là cây trầu, loài cây leo được trồng lấy lá, gắn bó mật thiết với tục ăn trầu của người Việt."Bạch đậu" là cây đậu trắng, loài ngũ cốc họ đậu thứ năm xuất hiện ở Cửu đỉnh, bên cạnh đậu ván, đậu khấu, đậu nành và lạc."Thuần hoa" là cây hoa dâm bụt, loài cây có hoa đỏ rất đẹp thường được trồng làm hàng rào ở nông thôn Việt xưa."Tùng" là cây tùng, loài cây lá kim tượng trưng cho sự trường tồn, vỉnh cửu theo quan niệm Á Đông.Hàng giữa, bên trái chữ "Dụ đỉnh" là hình tượng "Hải Vân quan", nghĩa là cửa ải Hải Vân, một cửa ải quan trọng trấn giữ đường thiên lý Bắc - Nam, có từ thời Lê, được củng cố và mở rộng dưới thời vua Minh Mạng."Vĩnh Điện hà" là sông Vĩnh Điện, con sông chảy qua đất Quảng Nam - Đà Nẵng."Lôi" là sấm."Vệ giang" là sông Vệ, một con sông nằm ở Quảng Ngãi."Đà Nẵng hải khẩu" là cửa biển Đà Nẵng, chính là cửa Hàn, cửa biển có vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng của Đà Nẵng.Hàng dưới, bên trái chữ "Dụ đỉnh" là hình tượng "Thạch thủ ngư", tức cá mú, một loài cá biển có thịt ngon được khai thác tại nhiều vùng biển của Việt Nam."Tử tô" là cây tía tô, loài cây bụi có lá màu tím, được dùng làm gia vị và dược liệu."Ô thuyền" là loại thuyền đi biển sơn màu đen, cánh buồm cũng đen, có 12 tay chèo, thường trang bị cho quân tuần tiễu dọc bờ biển."Phác đạo" là loại đao có cán dài, thường được trang bị cho binh lính trận mạc và lực lượng hộ giá vòng ngoài của triều đình nhà Nguyễn."Cáp" là con sò, loài hải sản có họ với con ngao (trên Thuần đỉnh), được khai thác ở các vùng ven biển Việt Nam."Dương" là con dê, loài gia súc được nuôi nhiều tại một số vùng núi đá của Việt Nam.
Chiếc đỉnh thứ tám trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là Dụ đỉnh, nặng 2.020kg, được đặt bên trái Thuần Đỉnh, đối diện khám thờ vua Hàm Nghi trong Thế Miếu.
Chính giữa của Dụ đỉnh là chữ "Dụ đỉnh". Khám với các đỉnh trước, tên của Dụ đỉnh không phải là thụy hiệu của bất kì vị vua nào triều Nguyễn, do các vị vua sau thời Khải Định đều không có thụy hiệu.
Hàng trên, về phía trái của chữ "Dụ đỉnh" là hình tượng "Anh vũ", nghĩa là chim vẹt, cũng là loài chim rất giỏi nhại tiếng người như chim yểng trên Tuyên đỉnh.
"Lê" là cây lê, loài cây được trống để lấy quả tại một số vùng của Việt Nam.
"Phù lưu" là cây trầu, loài cây leo được trồng lấy lá, gắn bó mật thiết với tục ăn trầu của người Việt.
"Bạch đậu" là cây đậu trắng, loài ngũ cốc họ đậu thứ năm xuất hiện ở Cửu đỉnh, bên cạnh đậu ván, đậu khấu, đậu nành và lạc.
"Thuần hoa" là cây hoa dâm bụt, loài cây có hoa đỏ rất đẹp thường được trồng làm hàng rào ở nông thôn Việt xưa.
"Tùng" là cây tùng, loài cây lá kim tượng trưng cho sự trường tồn, vỉnh cửu theo quan niệm Á Đông.
Hàng giữa, bên trái chữ "Dụ đỉnh" là hình tượng "Hải Vân quan", nghĩa là cửa ải Hải Vân, một cửa ải quan trọng trấn giữ đường thiên lý Bắc - Nam, có từ thời Lê, được củng cố và mở rộng dưới thời vua Minh Mạng.
"Vĩnh Điện hà" là sông Vĩnh Điện, con sông chảy qua đất Quảng Nam - Đà Nẵng.
"Lôi" là sấm.
"Vệ giang" là sông Vệ, một con sông nằm ở Quảng Ngãi.
"Đà Nẵng hải khẩu" là cửa biển Đà Nẵng, chính là cửa Hàn, cửa biển có vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng của Đà Nẵng.
Hàng dưới, bên trái chữ "Dụ đỉnh" là hình tượng "Thạch thủ ngư", tức cá mú, một loài cá biển có thịt ngon được khai thác tại nhiều vùng biển của Việt Nam.
"Tử tô" là cây tía tô, loài cây bụi có lá màu tím, được dùng làm gia vị và dược liệu.
"Ô thuyền" là loại thuyền đi biển sơn màu đen, cánh buồm cũng đen, có 12 tay chèo, thường trang bị cho quân tuần tiễu dọc bờ biển.
"Phác đạo" là loại đao có cán dài, thường được trang bị cho binh lính trận mạc và lực lượng hộ giá vòng ngoài của triều đình nhà Nguyễn.
"Cáp" là con sò, loài hải sản có họ với con ngao (trên Thuần đỉnh), được khai thác ở các vùng ven biển Việt Nam.
"Dương" là con dê, loài gia súc được nuôi nhiều tại một số vùng núi đá của Việt Nam.