Nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, quần cầu giấy Cầu Giấy, Bảo tàng Dân tộc học khánh thành năm 1997, là nơi tái hiện bức tranh văn hóa vô cùng đặc sắc của đồng bào 54 dân tộc trên mảnh đất Việt Nam.Được chia làm ba khu trưng bày chính, Bảo tàng lưu giữ và trưng bày 15.000 hiện vật, hơn 40.000 phim (kèm ảnh màu), hàng nghìn phim dương bản cùng nhiều băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, băng video... về đời sống của cộng đồng các dân tộc anh em.Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.Khu ngoài trời của Bảo tàng có diện tích rất rộng, là nơi quy tụ nhiều công trình kiến trúc dân gian như nhà rông của người Ba Na, nhà sàn dài của người Êđê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt...Có thể nói, yếu tố chính làm nên sức hấp dẫn của Bảo tàng Dân tộc học là những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc được được tái hiện đây. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả.Tại Bảo tàng này, các nội dung trưng bày tạo được ấn tượng sâu sắc nhờ cách thể hiện, bố trí rất khoa học, logic và cũng dầy tính thẩm mỹ, giúp du khách dễ dàng nắm bắt được màu sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.Có thể nói, khách tham quan Bảo tàng Dân tộc học không có cảm giác nhàm chán vì lối trưng bày “khô khan”, mà có trải nghiệm như được vượt hàng trăm, hàng ngàn cây số để hòa mình vào không gian sống đặc trưng ở những miền đất xa xôi.Cảnh quan đẹp với không gian rộng rãi, thoáng đãng, nhiều cây xanh của khu trưng bày ngoài trời là một thế mạnh khác của Bảo tàng. Đi dạo một vòng quanh nơi đây, du khách sẽ có cảm giác thư thái như được đi dã ngoại ngay giữa lòng Hà Nội sầm uất.Đối tượng khách nước ngoài được chú trọng đặc biệt ở Bảo tàng Dân tộc học. Ngoài tiếng Việt, các thông tin trong trưng bày còn được thể hiện bằng tiếng Anh và Pháp. Bảo tàng cũng phát miễn phí cho du khách nhiều tờ gập giới thiệu bằng tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật...Cuối cùng, Bảo tàng Dân tộc học còn là một địa điểm sinh hoạt văn hóa đặc sắc ở Hà Nội. Vào cuối tuần và các dịp lễ, Tết, du khách có thể xem biểu diễn múa rối nước, tham gia các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.Với sức hút to lớn của mình, kể từ khi ra mắt, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn nằm trong danh sách những điểm đến “không thể bỏ qua” của du khách ở Hà Nội. Mời quý độc giả xem video: Những địa điểm "sống ảo" ở Hà Nội.
Nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, quần cầu giấy Cầu Giấy, Bảo tàng Dân tộc học khánh thành năm 1997, là nơi tái hiện bức tranh văn hóa vô cùng đặc sắc của đồng bào 54 dân tộc trên mảnh đất Việt Nam.
Được chia làm ba khu trưng bày chính, Bảo tàng lưu giữ và trưng bày 15.000 hiện vật, hơn 40.000 phim (kèm ảnh màu), hàng nghìn phim dương bản cùng nhiều băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, băng video... về đời sống của cộng đồng các dân tộc anh em.
Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.
Khu ngoài trời của Bảo tàng có diện tích rất rộng, là nơi quy tụ nhiều công trình kiến trúc dân gian như nhà rông của người Ba Na, nhà sàn dài của người Êđê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt...
Có thể nói, yếu tố chính làm nên sức hấp dẫn của Bảo tàng Dân tộc học là những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc được được tái hiện đây. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả.
Tại Bảo tàng này, các nội dung trưng bày tạo được ấn tượng sâu sắc nhờ cách thể hiện, bố trí rất khoa học, logic và cũng dầy tính thẩm mỹ, giúp du khách dễ dàng nắm bắt được màu sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
Có thể nói, khách tham quan Bảo tàng Dân tộc học không có cảm giác nhàm chán vì lối trưng bày “khô khan”, mà có trải nghiệm như được vượt hàng trăm, hàng ngàn cây số để hòa mình vào không gian sống đặc trưng ở những miền đất xa xôi.
Cảnh quan đẹp với không gian rộng rãi, thoáng đãng, nhiều cây xanh của khu trưng bày ngoài trời là một thế mạnh khác của Bảo tàng. Đi dạo một vòng quanh nơi đây, du khách sẽ có cảm giác thư thái như được đi dã ngoại ngay giữa lòng Hà Nội sầm uất.
Đối tượng khách nước ngoài được chú trọng đặc biệt ở Bảo tàng Dân tộc học. Ngoài tiếng Việt, các thông tin trong trưng bày còn được thể hiện bằng tiếng Anh và Pháp. Bảo tàng cũng phát miễn phí cho du khách nhiều tờ gập giới thiệu bằng tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật...
Cuối cùng, Bảo tàng Dân tộc học còn là một địa điểm sinh hoạt văn hóa đặc sắc ở Hà Nội. Vào cuối tuần và các dịp lễ, Tết, du khách có thể xem biểu diễn múa rối nước, tham gia các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Với sức hút to lớn của mình, kể từ khi ra mắt, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn nằm trong danh sách những điểm đến “không thể bỏ qua” của du khách ở Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Những địa điểm "sống ảo" ở Hà Nội.