Xác sống (Zombie) là những xác chết - thây ma biết sống lại. Nếu người nào bị zombie cắn thì sẽ trở thành một xác sống.Trong tiếng Ấn Độ, "Zombie" xuất phát từ “jumbie” có nghĩa thây ma. Còn trong tiếng Congo, từ này xuất phát từ “nzambi” có nghĩa linh hồn người chết.Trong các giai thoại, truyền thuyết, sau khi chết, một số người có thể "đội mồ sống dậy" nhưng không còn đầy đủ những chức năng ở bộ não cũng như không còn bản năng sống như một người bình thường.Những xác sống trỗi dậy này có thể lây truyền sang người bình thường. Có 2 cách trở thành xác sống. Dạng thứ nhất là mầm bệnh từ một xác sống xâm nhập vào người bình thường thông qua những vết cắn và vết xước (đặc biệt là ở cổ).Dạng thứ hai là mầm bệnh đã ở ủ sẵn trong cơ thể của mọi người. Ngay khi con người qua đời thì sẽ mầm bệnh sẽ lập tức bùng phát và trở thành xác sống.Trước những câu chuyện này, các nhà khoa học đã vào cuộc tìm hiểu liệu xác sống có thật hay không. Hai nhà khoa học Tim Verstynen và Bradley Voytek đã đưa ra kết luận bệnh xác sống không có thật sau khi thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu.Theo các nhà khoa học, thực chất, hiện tượng "xác sống" được nhiều người biết đến dùng để chỉ những người mắc phải hội chứng Cotard hay còn gọi hội chứng "xác chết biết đi".Đây là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp. Người mắc hội chứng này thường có ảo tưởng bản thân "thật sự" đã chết, cơ thể thối rữa, hay máu và các cơ quan nội tạng không còn nữa. Một số trường hợp người bệnh không cảm thấy tay chân hoạt động.Hội chứng đáng sợ này đặt tên theo Jules Cotard (1840-1889) - nhà thần kinh học người Pháp. Ông là người đầu tiên miêu tả chứng bệnh này.Theo Jules Cotard, trường hợp đầu tiên được ghi nhận mắc hội chứng trên là một bệnh nhân nữ, gọi là tiểu thư X - người phủ nhận sự tồn tại của một vài phần cơ thể và không màng đến ăn uống. Về sau, tiểu thư X tin rằng bản thân bị nguyền rủa, sẽ không có cái chết tự nhiên. Sau cùng, X chết vì đói do không ăn uống gì cả.
Xác sống (Zombie) là những xác chết - thây ma biết sống lại. Nếu người nào bị zombie cắn thì sẽ trở thành một xác sống.
Trong tiếng Ấn Độ, "Zombie" xuất phát từ “jumbie” có nghĩa thây ma. Còn trong tiếng Congo, từ này xuất phát từ “nzambi” có nghĩa linh hồn người chết.
Trong các giai thoại, truyền thuyết, sau khi chết, một số người có thể "đội mồ sống dậy" nhưng không còn đầy đủ những chức năng ở bộ não cũng như không còn bản năng sống như một người bình thường.
Những xác sống trỗi dậy này có thể lây truyền sang người bình thường. Có 2 cách trở thành xác sống. Dạng thứ nhất là mầm bệnh từ một xác sống xâm nhập vào người bình thường thông qua những vết cắn và vết xước (đặc biệt là ở cổ).
Dạng thứ hai là mầm bệnh đã ở ủ sẵn trong cơ thể của mọi người. Ngay khi con người qua đời thì sẽ mầm bệnh sẽ lập tức bùng phát và trở thành xác sống.
Trước những câu chuyện này, các nhà khoa học đã vào cuộc tìm hiểu liệu xác sống có thật hay không. Hai nhà khoa học Tim Verstynen và Bradley Voytek đã đưa ra kết luận bệnh xác sống không có thật sau khi thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu.
Theo các nhà khoa học, thực chất, hiện tượng "xác sống" được nhiều người biết đến dùng để chỉ những người mắc phải hội chứng Cotard hay còn gọi hội chứng "xác chết biết đi".
Đây là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp. Người mắc hội chứng này thường có ảo tưởng bản thân "thật sự" đã chết, cơ thể thối rữa, hay máu và các cơ quan nội tạng không còn nữa. Một số trường hợp người bệnh không cảm thấy tay chân hoạt động.
Hội chứng đáng sợ này đặt tên theo Jules Cotard (1840-1889) - nhà thần kinh học người Pháp. Ông là người đầu tiên miêu tả chứng bệnh này.
Theo Jules Cotard, trường hợp đầu tiên được ghi nhận mắc hội chứng trên là một bệnh nhân nữ, gọi là tiểu thư X - người phủ nhận sự tồn tại của một vài phần cơ thể và không màng đến ăn uống. Về sau, tiểu thư X tin rằng bản thân bị nguyền rủa, sẽ không có cái chết tự nhiên. Sau cùng, X chết vì đói do không ăn uống gì cả.