Theo ước tính, khoảng 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi bị Phát xít Đức và các nước cùng phe sát hại trong cuộc thảm sát Holocaust những năm Chiến tranh thế giới 2.Vào ngày 20/1/1942, Hội nghị Wannsee được tổ chức ở ngoại ô Berlin để đưa ra “Giải pháp cuối cùng” nhằm trục xuất và tàn sát tất cả người Do Thái ở châu Âu.Khi phát xít Đức triển khai thực hiện “Giải pháp cuối cùng”, hàng triệu người Do Thái bị bắt giữ và bị tập hợp lại rồi bị đưa tới Ghettos và các trại tử thần ở miền đông châu Âu.Ở ngay lối vào nhiều trại tập trung của Đức quốc xã có hàng chữ làm bằng sát "Arbeit macht Frei" có nghĩa "Lao động giải phóng con người". Tuy nhiên, thực chất những trại tử thần này là "địa ngục trần gian" đối với tù nhân.Nhiều người Do Thái bị buộc phải trả tiền cho chuyến tàu đưa họ tới các trại tập trung khét tiếng của phát xít Đức.Nạn nhân của cuộc thảm sát Holocaust chủ yếu là người Do Thái. Từ năm 1941 - 1943, nhiều người Do Thái ở các khu ổ chuột đã đứng lên chống lại phát xít Đức. Mặc dù những cuộc nổi dậy này khá nhỏ nhưng đã gây ra một số thiệt hại đáng kể với Đức quốc xã.Trong những năm Chiến tranh thế giới 2, người đồng tính được các bác sĩ phát xít Đức lựa chọn làm đối tượng thử nghiệm y tế hãi hùng như "Thiên sứ của quỷ thần" Josef Mengele. Thêm vào đó, người khuyết tật bị coi là gánh nặng của xã hội nên bị Đức quốc xã giết hại.Đại úy Witold Pilecki người Ba Lan đã tình nguyện làm tù nhân trong trại tập trung Auschwitz của phát xít Đức để tìm hiểu những gì diễn ra bên trong trại tử thần khét tiếng. Sau đó, Pilecki đào tẩu thành công khỏi Auschwitz và gia nhập Đội quân Ba Lan rồi viết báo cáo tình báo đầu tiên về trại tập trung mà ông đã thâm nhập. Đến năm 1945, Pilecki đồng ý thu thập thông tin tình báo về Liên Xô cho Chính phủ Ba Lan lưu vong nhưng về sau bị vệ binh Cộng hòa nhân dân Ba Lan bắt. Sau khi bị xét xử, Pilecki bị kết tội làm gián điệp và bị hành quyết ngày 25/5/1948 tại nhà tù Mokotow ở Warsaw.
Theo ước tính, khoảng 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi bị Phát xít Đức và các nước cùng phe sát hại trong cuộc thảm sát Holocaust những năm Chiến tranh thế giới 2.
Vào ngày 20/1/1942, Hội nghị Wannsee được tổ chức ở ngoại ô Berlin để đưa ra “Giải pháp cuối cùng” nhằm trục xuất và tàn sát tất cả người Do Thái ở châu Âu.
Khi phát xít Đức triển khai thực hiện “Giải pháp cuối cùng”, hàng triệu người Do Thái bị bắt giữ và bị tập hợp lại rồi bị đưa tới Ghettos và các trại tử thần ở miền đông châu Âu.
Ở ngay lối vào nhiều trại tập trung của Đức quốc xã có hàng chữ làm bằng sát "Arbeit macht Frei" có nghĩa "Lao động giải phóng con người". Tuy nhiên, thực chất những trại tử thần này là "địa ngục trần gian" đối với tù nhân.
Nhiều người Do Thái bị buộc phải trả tiền cho chuyến tàu đưa họ tới các trại tập trung khét tiếng của phát xít Đức.
Nạn nhân của cuộc thảm sát Holocaust chủ yếu là người Do Thái. Từ năm 1941 - 1943, nhiều người Do Thái ở các khu ổ chuột đã đứng lên chống lại phát xít Đức. Mặc dù những cuộc nổi dậy này khá nhỏ nhưng đã gây ra một số thiệt hại đáng kể với Đức quốc xã.
Trong những năm Chiến tranh thế giới 2, người đồng tính được các bác sĩ phát xít Đức lựa chọn làm đối tượng thử nghiệm y tế hãi hùng như "Thiên sứ của quỷ thần" Josef Mengele. Thêm vào đó, người khuyết tật bị coi là gánh nặng của xã hội nên bị Đức quốc xã giết hại.
Đại úy Witold Pilecki người Ba Lan đã tình nguyện làm tù nhân trong trại tập trung Auschwitz của phát xít Đức để tìm hiểu những gì diễn ra bên trong trại tử thần khét tiếng. Sau đó, Pilecki đào tẩu thành công khỏi Auschwitz và gia nhập Đội quân Ba Lan rồi viết báo cáo tình báo đầu tiên về trại tập trung mà ông đã thâm nhập. Đến năm 1945, Pilecki đồng ý thu thập thông tin tình báo về Liên Xô cho Chính phủ Ba Lan lưu vong nhưng về sau bị vệ binh Cộng hòa nhân dân Ba Lan bắt. Sau khi bị xét xử, Pilecki bị kết tội làm gián điệp và bị hành quyết ngày 25/5/1948 tại nhà tù Mokotow ở Warsaw.