Nằm ở phường 11 của thành phố Đà Lạt, ga Trại Mát là một trong hai nhà ga còn hoạt động trên tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt xưa (ga còn lại là ga Đà Lạt).Nằm giữa ga Đà Lạt và ga Đa Thọ, ga Trại Mát được xây vào đầu thập niên 1930. Nằm ở độ cao 1.550 mét so với mực nước biển, đây là ga cao nhất trên toàn tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt.Tuyến đường sắt Ðà Lạt - Trại Mát có chiều dài 7 km, vốn là đoạn cuối của tuyến đường sắt Tháp Chàm - Ðà Lạt.Hoạt động từ năm 1932, mỗi ngày có hai chuyến tàu chạy tuyến Đà Lạt – Tháp Chàm đến và đỗ tại nhà ga nhỏ này.Đến năm 1968, do chiến sự leo thang nên tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát đã bị dừng khai thác và bóc dỡ hoàn toàn kết cấu hạ tầng.Đến năm 1991, đường sắt Đà Lạt - Trại Mát được khôi phục để khai thác chạy tàu phục vụ du lịch. Tuyến đường này hoạt động độc lập với các tuyến đường sắt còn lại của Việt Nam.Ga Trại Mát đã được xây mới hoàn toàn, không còn dấu tích kiến trúc cũ như các ga Đa Thọ, Cầu Đất, Trạm Hành, Eo Gió... đang bỏ hoang.Hiện tại, mỗi ngày có 6 chuyến tàu đến ga Trại Mát vào 6h10, 8h15, 18h20, 12h25, 14h30, 16h35 và rời ga Trại Mát để về Đà Lạt vào 6h40, 8h45, 10h50, 12h55, 15h và 17h5.Tuyến đường sắt này được phục vụ bởi đầu máy xe lửa D4H thay cho đầu máy chạy bằng than củi thời xưa.Toa tàu phục vụ hành khách là tòa tàu kiểu cổ, giống như những toa tàu từng chạy trên tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt một thế kỷ trước.Sau khi khôi phục hoạt động, tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát đã trở thành sản phẩm du lịch thú vị thu hút rất nhiều du khách trải nghiệm.Trên tuyến đường sắt lịch sử này, du khách sẽ được ngắm nhìn những quang cảnh thơ mộng của Đà Lạt như rừng thông, ruộng vườn trải dài trên các triền đồi, thung lũng, những cung đường ngập tràn sắc hoa...Vào cuối tháng 9 vừa qua, dự án khôi phục tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt đã được đề xuấtDự án có tổng kinh phí ước tính hơn 8.200 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) vào giai đoạn 2020 - 2030.Nếu dự án này được phê duyệt, ga Trại Mát sẽ trở thành điểm khởi đầu cho sự hồi sinh của tuyến đường sắt huyền thoại trên cao nguyên Langbiang.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở phường 11 của thành phố Đà Lạt, ga Trại Mát là một trong hai nhà ga còn hoạt động trên tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt xưa (ga còn lại là ga Đà Lạt).
Nằm giữa ga Đà Lạt và ga Đa Thọ, ga Trại Mát được xây vào đầu thập niên 1930. Nằm ở độ cao 1.550 mét so với mực nước biển, đây là ga cao nhất trên toàn tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt.
Tuyến đường sắt Ðà Lạt - Trại Mát có chiều dài 7 km, vốn là đoạn cuối của tuyến đường sắt Tháp Chàm - Ðà Lạt.
Hoạt động từ năm 1932, mỗi ngày có hai chuyến tàu chạy tuyến Đà Lạt – Tháp Chàm đến và đỗ tại nhà ga nhỏ này.
Đến năm 1968, do chiến sự leo thang nên tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát đã bị dừng khai thác và bóc dỡ hoàn toàn kết cấu hạ tầng.
Đến năm 1991, đường sắt Đà Lạt - Trại Mát được khôi phục để khai thác chạy tàu phục vụ du lịch. Tuyến đường này hoạt động độc lập với các tuyến đường sắt còn lại của Việt Nam.
Ga Trại Mát đã được xây mới hoàn toàn, không còn dấu tích kiến trúc cũ như các ga Đa Thọ, Cầu Đất, Trạm Hành, Eo Gió... đang bỏ hoang.
Hiện tại, mỗi ngày có 6 chuyến tàu đến ga Trại Mát vào 6h10, 8h15, 18h20, 12h25, 14h30, 16h35 và rời ga Trại Mát để về Đà Lạt vào 6h40, 8h45, 10h50, 12h55, 15h và 17h5.
Tuyến đường sắt này được phục vụ bởi đầu máy xe lửa D4H thay cho đầu máy chạy bằng than củi thời xưa.
Toa tàu phục vụ hành khách là tòa tàu kiểu cổ, giống như những toa tàu từng chạy trên tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt một thế kỷ trước.
Sau khi khôi phục hoạt động, tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát đã trở thành sản phẩm du lịch thú vị thu hút rất nhiều du khách trải nghiệm.
Trên tuyến đường sắt lịch sử này, du khách sẽ được ngắm nhìn những quang cảnh thơ mộng của Đà Lạt như rừng thông, ruộng vườn trải dài trên các triền đồi, thung lũng, những cung đường ngập tràn sắc hoa...
Vào cuối tháng 9 vừa qua, dự án khôi phục tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt đã được đề xuất
Dự án có tổng kinh phí ước tính hơn 8.200 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) vào giai đoạn 2020 - 2030.
Nếu dự án này được phê duyệt, ga Trại Mát sẽ trở thành điểm khởi đầu cho sự hồi sinh của tuyến đường sắt huyền thoại trên cao nguyên Langbiang.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.