Trải qua hơn 6 thế kỷ tồn tại, Tử Cấm Thành (hay còn gọi Cố Cung là một trong những cung điện hoàng gia lớn nhất, được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh, cung điện nguy nga tráng lệ này gắn liền với nhiều bí ẩn gây tò mò.Trong số này, nhiều người tò mò về việc người xưa đã xây Tử Cấm Thành bằng loại gạch quý nào? Bởi loại gạch đó đã góp phần giúp Cố Cung gần như nguyên vẹn theo thời gian dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử cũng như tác động của mưa gió, thời gian.Để làm rõ bí ẩn này, các nhà khoa học, chuyên gia đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép về quá trình xây dựng Tử Cấm Thành diễn ra từ năm 1406 - 1420. Qua đó, họ biết được người xưa đã sử dụng loại “gạch vàng” vô cùng quý hiếm để xây nên cung điện nguy nga, tráng lệ này.Cụ thể, phần lớn loại “gạch vàng” có nguồn gốc từ thành phố Lâm Thanh ở tỉnh Sơn Đông. Do đó, loại gạch này còn được gọi là “gạch cống Lâm Thanh”. Loại gạch này được xếp hạng di sản văn hóa quốc gia vào tháng 6/2008.Dưới nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc, "gạch cống Lâm Thanh" được chuyển tới Bắc Kinh qua Đại Vận Hà. Sau đó, chúng được sử dụng để xây dựng nhiều công trình quan trọng của triều đình và hoàng tộc như Thiên Đài, Tháp Chuông, Tháp Trống... Tử Cấm Thành là một trong số đó.Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Lâm Thanh có hàng trăm lò gạch được đặt dọc theo sông Weihe. Chất lượng của "gạch cống Lâm Thanh" được đánh giá cao và ngày càng nổi tiếng.Quy trình sản xuất "gạch cống Lâm Thanh" vô cùng nghiêm ngặt. Trong đó, loại đất dùng để làm gạch là loại đất cát mịn với lớp đất sét phủ lên tạo thành cấu trúc chồng lên nhau. Loại đất này được gọi là "Lianhua". Gạch làm từ đất “Lianhua” không dễ bị biến dạng và có chất lượng tốt hơn so với những nơi khác.Sau khi gạch được tạo hình sẽ mang vào lò nung. Quá trình nung diễn ra trong 7 ngày và đêm. Những người thợ sẽ trông nom, điều chỉnh nhiệt độ để có thể tạo ra những viên gạch có màu xanh cyan.Những viên gạch không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ. Chỉ những viên "gạch cống Lâm Thanh" đạt tiêu chuẩn sẽ được vận chuyển tới địa điểm xây dựng Tử Cấm Thành. Nhờ sử dụng loại gạch này, Cố cung trở nên kiên cố hơn cũng như giúp cho cung điện "đông ấm hạ mát".Nhờ vậy, hoàng đế và hậu cung sống trong Tử Cấm Thành tận hưởng sự thoải mái, dễ chịu ở cả 4 mùa trong năm.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Trải qua hơn 6 thế kỷ tồn tại, Tử Cấm Thành (hay còn gọi Cố Cung là một trong những cung điện hoàng gia lớn nhất, được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh, cung điện nguy nga tráng lệ này gắn liền với nhiều bí ẩn gây tò mò.
Trong số này, nhiều người tò mò về việc người xưa đã xây Tử Cấm Thành bằng loại gạch quý nào? Bởi loại gạch đó đã góp phần giúp Cố Cung gần như nguyên vẹn theo thời gian dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử cũng như tác động của mưa gió, thời gian.
Để làm rõ bí ẩn này, các nhà khoa học, chuyên gia đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép về quá trình xây dựng Tử Cấm Thành diễn ra từ năm 1406 - 1420. Qua đó, họ biết được người xưa đã sử dụng loại “gạch vàng” vô cùng quý hiếm để xây nên cung điện nguy nga, tráng lệ này.
Cụ thể, phần lớn loại “gạch vàng” có nguồn gốc từ thành phố Lâm Thanh ở tỉnh Sơn Đông. Do đó, loại gạch này còn được gọi là “gạch cống Lâm Thanh”. Loại gạch này được xếp hạng di sản văn hóa quốc gia vào tháng 6/2008.
Dưới nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc, "gạch cống Lâm Thanh" được chuyển tới Bắc Kinh qua Đại Vận Hà. Sau đó, chúng được sử dụng để xây dựng nhiều công trình quan trọng của triều đình và hoàng tộc như Thiên Đài, Tháp Chuông, Tháp Trống... Tử Cấm Thành là một trong số đó.
Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Lâm Thanh có hàng trăm lò gạch được đặt dọc theo sông Weihe. Chất lượng của "gạch cống Lâm Thanh" được đánh giá cao và ngày càng nổi tiếng.
Quy trình sản xuất "gạch cống Lâm Thanh" vô cùng nghiêm ngặt. Trong đó, loại đất dùng để làm gạch là loại đất cát mịn với lớp đất sét phủ lên tạo thành cấu trúc chồng lên nhau. Loại đất này được gọi là "Lianhua". Gạch làm từ đất “Lianhua” không dễ bị biến dạng và có chất lượng tốt hơn so với những nơi khác.
Sau khi gạch được tạo hình sẽ mang vào lò nung. Quá trình nung diễn ra trong 7 ngày và đêm. Những người thợ sẽ trông nom, điều chỉnh nhiệt độ để có thể tạo ra những viên gạch có màu xanh cyan.
Những viên gạch không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ. Chỉ những viên "gạch cống Lâm Thanh" đạt tiêu chuẩn sẽ được vận chuyển tới địa điểm xây dựng Tử Cấm Thành. Nhờ sử dụng loại gạch này, Cố cung trở nên kiên cố hơn cũng như giúp cho cung điện "đông ấm hạ mát".
Nhờ vậy, hoàng đế và hậu cung sống trong Tử Cấm Thành tận hưởng sự thoải mái, dễ chịu ở cả 4 mùa trong năm.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.