Pharaoh Ai Cập Amenhotep IV hay còn gọi Akhenaten là cháu nội của pharaoh Thutmose IV. Các chuyên gia cho rằng, cuộc hôn nhân của pharaoh Thutmose IV với con gái của vua Mitanni đã thêm yếu tố ngoại tộc vào tôn giáo Ai Cập. Cuộc hôn nhân trên cũng được cho là thúc đẩy Amenhotep IV phát triển dị giáo.Trong thời gian trị vì, nhà vua Tuthmose IV bắt đầu tôn thờ thần Mặt Trời Heliopolis và chống lại thần Amun-Ra trong truyền thống của Ai Cập.Các thầy tư tế thờ thần Amun-Ra quan niệm rằng, họ là một phần của thần Ra, giúp họ nắm giữ quyền lực to lớn trong xã hội. Thông qua thần linh, thầy tư tế không chỉ kiểm soát đất nước Ai Cập mà còn kiểm soát các pharaoh.Khi lên ngôi, pharaoh Amenhotep III, cha của nhà vua Akhenaten, thể hiện quyền lực chính trị của mình bằng cách đưa một quý tộc tên Ramose lên thay vị trí của thầy tư tế tiền nhiệm.Ông từng bước vượt qua các thầy tư tế, có những tác động tích cực đối với sự chia rẽ tôn giáo trong nước. Điều này ảnh hưởng tới các thành viên trong hoàng gia Ai Cập.Sau khi lên ngôi báu, pharaoh Akhenaten tiếp tục theo đuổi mục tiêu và lý tưởng giống người cha Amenhotep III quá cố.Theo đó, Akhenaten cho xây dựng điện thờ tại Karnak và trang trí lối vào phía Nam của công trình tôn giáo bằng hình ảnh ông đang thờ thần Ra.Thêm nữa, Akhenaten cũng xây dựng một đền thờ dành riêng cho thần Aten tại phía đông của khu chính điện. Với những hành động trên, pharaoh Akhenaten thể hiện rằng ông tôn trọng tính chính thống của thần Amun-Ra nhưng đồng thời cũng đứng ra bảo vệ lập trường tôn giáo thờ thần Aten của mình.Không dừng lại ở đó, nhà vua Ai Cập Akhenaten áp dụng thu tô thuế đối với các đền thờ cũ. Đây là một điều không bình thường bởi vì trước đó những nơi này được miễn thuế.Theo đó, từ quý tộc cho đến thợ thủ công, thương nhân đều phải đóng thuế, trừ các thầy tư tế. Số tiền thuế thu về được sử dụng cho các đền thờ thần Aten.Video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)
Pharaoh Ai Cập Amenhotep IV hay còn gọi Akhenaten là cháu nội của pharaoh Thutmose IV. Các chuyên gia cho rằng, cuộc hôn nhân của pharaoh Thutmose IV với con gái của vua Mitanni đã thêm yếu tố ngoại tộc vào tôn giáo Ai Cập. Cuộc hôn nhân trên cũng được cho là thúc đẩy Amenhotep IV phát triển dị giáo.
Trong thời gian trị vì, nhà vua Tuthmose IV bắt đầu tôn thờ thần Mặt Trời Heliopolis và chống lại thần Amun-Ra trong truyền thống của Ai Cập.
Các thầy tư tế thờ thần Amun-Ra quan niệm rằng, họ là một phần của thần Ra, giúp họ nắm giữ quyền lực to lớn trong xã hội. Thông qua thần linh, thầy tư tế không chỉ kiểm soát đất nước Ai Cập mà còn kiểm soát các pharaoh.
Khi lên ngôi, pharaoh Amenhotep III, cha của nhà vua Akhenaten, thể hiện quyền lực chính trị của mình bằng cách đưa một quý tộc tên Ramose lên thay vị trí của thầy tư tế tiền nhiệm.
Ông từng bước vượt qua các thầy tư tế, có những tác động tích cực đối với sự chia rẽ tôn giáo trong nước. Điều này ảnh hưởng tới các thành viên trong hoàng gia Ai Cập.
Sau khi lên ngôi báu, pharaoh Akhenaten tiếp tục theo đuổi mục tiêu và lý tưởng giống người cha Amenhotep III quá cố.
Theo đó, Akhenaten cho xây dựng điện thờ tại Karnak và trang trí lối vào phía Nam của công trình tôn giáo bằng hình ảnh ông đang thờ thần Ra.
Thêm nữa, Akhenaten cũng xây dựng một đền thờ dành riêng cho thần Aten tại phía đông của khu chính điện. Với những hành động trên, pharaoh Akhenaten thể hiện rằng ông tôn trọng tính chính thống của thần Amun-Ra nhưng đồng thời cũng đứng ra bảo vệ lập trường tôn giáo thờ thần Aten của mình.
Không dừng lại ở đó, nhà vua Ai Cập Akhenaten áp dụng thu tô thuế đối với các đền thờ cũ. Đây là một điều không bình thường bởi vì trước đó những nơi này được miễn thuế.
Theo đó, từ quý tộc cho đến thợ thủ công, thương nhân đều phải đóng thuế, trừ các thầy tư tế. Số tiền thuế thu về được sử dụng cho các đền thờ thần Aten.
Video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)