Trước tình hình chiến sự ác liệt trên các chiến trường, Đức quốc xã tích cực nghiên cứu các loại vũ khí, trong đó có xe tăng tốt nhất Tiger II nhằm đối phó với quân đồng minh.Năm 1937, Henschel giành được hợp đồng sản xuất loại xe tăng hạng nặng mới cho phát xít Đức với những ưu điểm nổi trội.Theo thiết kế, xe tăng Tiger II có trọng lượng rất nặng, với khối lượng lên tới 68 tấn. Tuy nhiên, nhờ động cơ V-12 công suất 700 mã lực, cỗ xe tăng này có thể đạt tốc độ tối đa 40 km/h.Giáp thân của Tiger II có độ dày 150 mm, việc đặt nghiêng khiến cho độ dày hiệu quả lên đến 200 mm.Hỏa lực của Tiger II được đánh giá là rất mạnh khi được trang bị khẩu pháo 88 mm nòng dài giúp dễ dàng xuyên giáp xe tăng của quân Đồng minh.Xe tăng Tiger II bắt đầu được sản xuất hàng loạt tại nhà máy Henschel Kassen tháng 12/1943 cho đến khi kết thúc chiến tranh.Tiger II được biên chế vào trong quân đội Đức quốc xã từ năm 1944. Kể từ đó, nó được sử dụng ở 2 mặt trận Đông và Tây, chủ yếu là ở mặt trận phía Đông.Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng xe tăng Tiger II của phát xít Đức không đạt được hiệu quả trên chiến trường như dự tính. Nhiều cỗ xe tăng này bị quân Đồng minh tiêu diệt trong các cuộc chiến.Phía Liên Xô phát hiện mẫu xe tăng của phát xít Đức có nhiều trục trặc kỹ thuật như động cơ khi liên tục hư hỏng chỉ sau vài chục km hành quân, tháp pháp làm từ thép kém chất lượng nên dễ bị rạn nứt khi trúng đạn chống bộ binh... Những điều này khiến quân Đồng minh tìm ra cách tiêu diệt cỗ xe tăng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện chiến sự của phát xít Đức.Chính vì vậy, dù xe tăng Tiger II của phát xít Đức được đánh giá là mạnh mẽ trên chiến trường nhưng vẫn không thể giúp Đức quốc xã tránh được thất bại ngày càng đến gần.
Mời độc giả xem video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)
Trước tình hình chiến sự ác liệt trên các chiến trường, Đức quốc xã tích cực nghiên cứu các loại vũ khí, trong đó có xe tăng tốt nhất Tiger II nhằm đối phó với quân đồng minh.
Năm 1937, Henschel giành được hợp đồng sản xuất loại xe tăng hạng nặng mới cho phát xít Đức với những ưu điểm nổi trội.
Theo thiết kế, xe tăng Tiger II có trọng lượng rất nặng, với khối lượng lên tới 68 tấn. Tuy nhiên, nhờ động cơ V-12 công suất 700 mã lực, cỗ xe tăng này có thể đạt tốc độ tối đa 40 km/h.
Giáp thân của Tiger II có độ dày 150 mm, việc đặt nghiêng khiến cho độ dày hiệu quả lên đến 200 mm.
Hỏa lực của Tiger II được đánh giá là rất mạnh khi được trang bị khẩu pháo 88 mm nòng dài giúp dễ dàng xuyên giáp xe tăng của quân Đồng minh.
Xe tăng Tiger II bắt đầu được sản xuất hàng loạt tại nhà máy Henschel Kassen tháng 12/1943 cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Tiger II được biên chế vào trong quân đội Đức quốc xã từ năm 1944. Kể từ đó, nó được sử dụng ở 2 mặt trận Đông và Tây, chủ yếu là ở mặt trận phía Đông.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng xe tăng Tiger II của phát xít Đức không đạt được hiệu quả trên chiến trường như dự tính. Nhiều cỗ xe tăng này bị quân Đồng minh tiêu diệt trong các cuộc chiến.
Phía Liên Xô phát hiện mẫu xe tăng của phát xít Đức có nhiều trục trặc kỹ thuật như động cơ khi liên tục hư hỏng chỉ sau vài chục km hành quân, tháp pháp làm từ thép kém chất lượng nên dễ bị rạn nứt khi trúng đạn chống bộ binh... Những điều này khiến quân Đồng minh tìm ra cách tiêu diệt cỗ xe tăng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện chiến sự của phát xít Đức.
Chính vì vậy, dù xe tăng Tiger II của phát xít Đức được đánh giá là mạnh mẽ trên chiến trường nhưng vẫn không thể giúp Đức quốc xã tránh được thất bại ngày càng đến gần.
Mời độc giả xem video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)