Trong quá trình khai quật khu vực Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một dạng hiện vật rất độc đáo, đó là ngói úp bờ dải, bên trên gắn tượng uyên ương, được gọi là ngói uyên ương. (Ảnh trong bài chụp tại Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).Những viên ngói uyên ương được tìm thấy với số lượng khá lớn đã gợi lên những liên tưởng về sự cầu kỳ của bộ mái những công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ và nhiều dáng vẻ trong Hoàng cung Thăng Long xưa.Ở đó, trên những đường cong của bờ dải, những con chim uyên ương được xếp thành hàng, dang rộng đôi cánh như đang đậu trên mãi công trình và đùa vờn với rồng, với phượng.Vì sao hình tượng uyên ương lại được đưa lên mái các cung điện của vua nhà Lý? Để hiểu điều này, cần nhắc lại những sắc thái văn hóa, xã hội, tôn giáo thời Lý cách đây một thiên niên kỷ.Vào thời Lý, văn học, nghệ thuật và tôn giáo phát triển đến cao độ. Đây là thời kỳ tôn sùng đạo Phật, Phật giáo trở thành quốc giáo và là chỗ dựa tinh thần để xây dựng vương triều.Theo quan niệm Phật giáo truyền thống, uyên ương là một trong những loài vật biểu trưng của Phật giáo, thể hiện sự hóa thân của Đức Phật, là hiện thân của hạnh phúc.Hình tượng chim uyên ương trên bộ mái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long không những cho ta cảm nhận về vẻ đặc sắc, riêng có của nghệ thuật thời Lý mà còn gợi mở về những sắc thái Phật giáo trong triều đại này.Kiến trúc cung đình đã làm thay đổi to lớn đến kiến trúc Phật giáo. Thời kỷ này, nhà lý cho xây dựng nhiều chùa tháp và cung điện, thể hiện sự đề cao Phật giáo và vai trò của nhà vua.Tiếc rằng do biến thiên của lịch sử, các công trình của nhà Lý chỉ còn lại những dấu tích mờ nhạt, chủ yếu là nền móng với các hiện vật rời rạc như gạch ngói, tượng trang trí, đá kê chân cột...Trong hoàn cảnh đó, những viên ngói uyên ương là vật chứng quan trọng trong nỗ lực tái dựng diện mạo nền kiến trúc của một trong những vương triều thịnh vượng nhất trong sử Việt. Bài có sử dụng tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Trong quá trình khai quật khu vực Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một dạng hiện vật rất độc đáo, đó là ngói úp bờ dải, bên trên gắn tượng uyên ương, được gọi là ngói uyên ương. (Ảnh trong bài chụp tại Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Những viên ngói uyên ương được tìm thấy với số lượng khá lớn đã gợi lên những liên tưởng về sự cầu kỳ của bộ mái những công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ và nhiều dáng vẻ trong Hoàng cung Thăng Long xưa.
Ở đó, trên những đường cong của bờ dải, những con chim uyên ương được xếp thành hàng, dang rộng đôi cánh như đang đậu trên mãi công trình và đùa vờn với rồng, với phượng.
Vì sao hình tượng uyên ương lại được đưa lên mái các cung điện của vua nhà Lý? Để hiểu điều này, cần nhắc lại những sắc thái văn hóa, xã hội, tôn giáo thời Lý cách đây một thiên niên kỷ.
Vào thời Lý, văn học, nghệ thuật và tôn giáo phát triển đến cao độ. Đây là thời kỳ tôn sùng đạo Phật, Phật giáo trở thành quốc giáo và là chỗ dựa tinh thần để xây dựng vương triều.
Theo quan niệm Phật giáo truyền thống, uyên ương là một trong những loài vật biểu trưng của Phật giáo, thể hiện sự hóa thân của Đức Phật, là hiện thân của hạnh phúc.
Hình tượng chim uyên ương trên bộ mái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long không những cho ta cảm nhận về vẻ đặc sắc, riêng có của nghệ thuật thời Lý mà còn gợi mở về những sắc thái Phật giáo trong triều đại này.
Kiến trúc cung đình đã làm thay đổi to lớn đến kiến trúc Phật giáo. Thời kỷ này, nhà lý cho xây dựng nhiều chùa tháp và cung điện, thể hiện sự đề cao Phật giáo và vai trò của nhà vua.
Tiếc rằng do biến thiên của lịch sử, các công trình của nhà Lý chỉ còn lại những dấu tích mờ nhạt, chủ yếu là nền móng với các hiện vật rời rạc như gạch ngói, tượng trang trí, đá kê chân cột...
Trong hoàn cảnh đó, những viên ngói uyên ương là vật chứng quan trọng trong nỗ lực tái dựng diện mạo nền kiến trúc của một trong những vương triều thịnh vượng nhất trong sử Việt. Bài có sử dụng tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.