Vào tháng 6/1941, Đức quốc xã bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, đội quân xâm lược của Hitler tràn qua hầu hết phần biên giới và nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ của Liên Xô.Thế nhưng, tình hình này không kéo dài lâu bởi lẽ sau đó Hồng quân Liên Xô vừa phòng ngự vừa phản công khiến quân Đức quốc xã tổn thất lớn. Trong đó, vào đầu năm 1943, phát xít Đức thua trong trận Kursk trước lực lượng Liên Xô.Sau thất bại nghiêm trọng này, vào mùa Hè năm 1943, các chỉ huy quân đội Đức quốc xã nảy ra ý tưởng tổ chức các hoạt động phá hoại ở các vùng hậu phương của Liên Xô. Mục đích của phát xít Đức là phá hoại các nhà máy quân sự từ đó làm giảm sức chiến đấu của đối phương.Theo đó, chiến dịch phá hoại hậu phương Liên Xô được Đức quốc xã lên kế hoạch tỉ mỉ. Đức tổ chức, huấn luyện cho 2 nhóm phá hoạt. Trong số này, một nhóm biệt kích phía Nam thực hiện nhiệm vụ phá hoại Magnitogors - nơi cung cấp phần lớn sắt thép cho công cuộc chiến tranh của Liên Xô và nhóm biệt kích phía Bắc với mục tiêu "xóa sổ" các nhà máy của tập đoàn Uralvagonzavod.Ban đầu, Uralvagonzavod sản xuất hơn 35.000 toa xe cho Liên Xô. Sau khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, một nhà máy sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới được hình thành trên cơ sở Uralvagonzavod và 12 xí nghiệp quốc phòng sơ tán về đây.Chỉ trong vòng 2 tháng, các phân xưởng sản xuất toa xe lửa của Uralvagonzavod được chuyển sang sản xuất xe tăng. Từ năm 1941 - 1945, nhà máy của Uralvagonzavod đã sản xuất 25.000 xe tăng, xe bọc thép cho Hồng quân Liên Xô.Chiến dịch phá hoại Uralvagonzavod được phát xít Đức triển khai vào ngày 10/2/1944. Tuy nhiên, Hitler không ngờ rằng, trước khi chiến dịch này diễn ra, Liên Xô đã nắm rõ thông tin sau khi bắt được người đứng đầu trại huấn luyện Zeppelin của Abwehr-cơ quan phản gián quân sự của Đức quốc xã.Do vậy, Liên Xô đã nhanh chóng triển khai phương án bảo vệ các nhà máy sản xuất xe tăng đồng thời bố trí lực lượng đón lõng, tiêu diệt lính Đức quốc xã. Thế nhưng, đến thời điểm đã định, Liên Xô không phát hiện bất cứ lính biệt kịch nào.Nguyên do là bởi nhóm biệt kích phía Nam của phát xít Đức không đến được đích như dự định. Điều này xuất phát từ sai lầm của các phi công Đức. Do gặp thời tiết xấu và không nắm rõ địa hình của Liên Xô nên phi công Đức đã hạ cánh ở biên giới của vùng Kirov và Perm (cách vị trí dự kiến khoảng 2.000 km).Hậu quả là nhóm biệt kích Đức quốc xã bị lạc và không thể thực hiện chiến dịch phá hoại. Theo đó, chiến dịch phá hoại các nhà máy của Uralvagonzavod ở Liên Xô thất bại một cách ngớ ngẩn khiến Đức quốc xã "muối mặt".Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Vào tháng 6/1941, Đức quốc xã bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, đội quân xâm lược của Hitler tràn qua hầu hết phần biên giới và nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ của Liên Xô.
Thế nhưng, tình hình này không kéo dài lâu bởi lẽ sau đó Hồng quân Liên Xô vừa phòng ngự vừa phản công khiến quân Đức quốc xã tổn thất lớn. Trong đó, vào đầu năm 1943, phát xít Đức thua trong trận Kursk trước lực lượng Liên Xô.
Sau thất bại nghiêm trọng này, vào mùa Hè năm 1943, các chỉ huy quân đội Đức quốc xã nảy ra ý tưởng tổ chức các hoạt động phá hoại ở các vùng hậu phương của Liên Xô. Mục đích của phát xít Đức là phá hoại các nhà máy quân sự từ đó làm giảm sức chiến đấu của đối phương.
Theo đó, chiến dịch phá hoại hậu phương Liên Xô được Đức quốc xã lên kế hoạch tỉ mỉ. Đức tổ chức, huấn luyện cho 2 nhóm phá hoạt. Trong số này, một nhóm biệt kích phía Nam thực hiện nhiệm vụ phá hoại Magnitogors - nơi cung cấp phần lớn sắt thép cho công cuộc chiến tranh của Liên Xô và nhóm biệt kích phía Bắc với mục tiêu "xóa sổ" các nhà máy của tập đoàn Uralvagonzavod.
Ban đầu, Uralvagonzavod sản xuất hơn 35.000 toa xe cho Liên Xô. Sau khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, một nhà máy sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới được hình thành trên cơ sở Uralvagonzavod và 12 xí nghiệp quốc phòng sơ tán về đây.
Chỉ trong vòng 2 tháng, các phân xưởng sản xuất toa xe lửa của Uralvagonzavod được chuyển sang sản xuất xe tăng. Từ năm 1941 - 1945, nhà máy của Uralvagonzavod đã sản xuất 25.000 xe tăng, xe bọc thép cho Hồng quân Liên Xô.
Chiến dịch phá hoại Uralvagonzavod được phát xít Đức triển khai vào ngày 10/2/1944. Tuy nhiên, Hitler không ngờ rằng, trước khi chiến dịch này diễn ra, Liên Xô đã nắm rõ thông tin sau khi bắt được người đứng đầu trại huấn luyện Zeppelin của Abwehr-cơ quan phản gián quân sự của Đức quốc xã.
Do vậy, Liên Xô đã nhanh chóng triển khai phương án bảo vệ các nhà máy sản xuất xe tăng đồng thời bố trí lực lượng đón lõng, tiêu diệt lính Đức quốc xã. Thế nhưng, đến thời điểm đã định, Liên Xô không phát hiện bất cứ lính biệt kịch nào.
Nguyên do là bởi nhóm biệt kích phía Nam của phát xít Đức không đến được đích như dự định. Điều này xuất phát từ sai lầm của các phi công Đức. Do gặp thời tiết xấu và không nắm rõ địa hình của Liên Xô nên phi công Đức đã hạ cánh ở biên giới của vùng Kirov và Perm (cách vị trí dự kiến khoảng 2.000 km).
Hậu quả là nhóm biệt kích Đức quốc xã bị lạc và không thể thực hiện chiến dịch phá hoại. Theo đó, chiến dịch phá hoại các nhà máy của Uralvagonzavod ở Liên Xô thất bại một cách ngớ ngẩn khiến Đức quốc xã "muối mặt".
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.