Geisha trong tiếng Nhật Bản có nghĩa là "con người của nghệ thuật", được dùng để chỉ những nghệ sĩ có khuôn mặt yêu kiều, tài năng hội tụ. Họ am hiểu trà đạo, ẩm thực, vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện làm vui lòng khách. Ảnh: JAPAN DAILY.Geisha được cho là đã xuất hiện từ đầu năm 600 sau Công nguyên và trở nên phổ biến vào thế kỷ 18-19. Với tài năng và sự nổi tiếng của từ "geisha", họ được mời đi lưu diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này khác với suy nghĩ của nhiều người cho rằng, geisha chỉ xuất hiện tại những căn phòng khép kín và chỉ ở Nhật Bản. Ảnh: Mirror.Theo truyền thống, geisha thường biểu diễn cho giới quý tộc Nhật Bản. Các geisha cũng phục vụ và giải trí cho cả nữ giới, chứ không chỉ là đàn ông. Ảnh: Rocketnews24.Geisha cũng có sự phân cấp nhất định. Những geisha có địa vị cao nhất được cho là cư trú tại các quận Gion, Pontocho, Kamishichiken ở Kyoto. Cách trang điểm, búi tóc, mặc kimono cũng khác nhau. Và để đạt được vị thế, họ thường sẽ trải qua một quá trình đào tạo vất vả trong nhiều năm - Ảnh: VOGUA.Điểm nổi bật dễ nhận biết ở một geisha là việc gương mặt được trang điểm màu trắng. Màu sắc này khiến họ trở nên nổi bật và nhìn đẹp hơn dưới ánh nến khi biểu diễn. Việc trang điểm gương mặt màu trắng sứ được cho là có từ thời kỳ Heian (794-1185 sau Công nguyên), và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc Ảnh: KANPAI.Các cô gái muốn trở thành geisha, thay vì cắp sách đến trường như bạn bè đồng trang lứa thì họ phải đến học ở nơi đào tạo geisha chuyên nghiệp. Ảnh: Doyouknowjapan.Những cô gái trẻ sẽ được đàn chị lớn hơn hướng dẫn trang điểm và búi tóc cho đến khi tự mình làm được. Đó là cả quá trình dài - Ảnh: JAPAN DAILYTrâm cài trang trí trên quần áo, đầu tóc của các geisha thường được làm từ đá quý, ngọc, rất đắt đỏ. Một chiếc Pochhiri (trâm cài) trên thắt lưng obi có giá ít nhất từ 5.000 USD, còn trâm cài lên đến 40.000 USD. Ảnh: Rocketnews24.Do áp lực từ sự kỳ vọng về hình tượng của một geisha trong xã hội, các geisha hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. Do luôn được huấn luyện ngồi thẳng lưng, họ không thể nằm nghiêng xem tivi. Họ luôn phải giữ hình tượng chỉn chu, nhất là trước mặt các hậu bối. Ảnh: GETTY.Geisha đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng geisha đang giảm dần. Khi đến Nhật Bản, nhiều du khách nước ngoài mong được nhìn, dù chỉ là thoáng qua các geisha trên những con đường quanh co ở Kyoto và các vùng khác của Nhật Bản.Mời quý độc giả xem video: "Ngày của mẹ, trò chuyện với ca sĩ Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh". Nguồn VTV3.
Geisha trong tiếng Nhật Bản có nghĩa là "con người của nghệ thuật", được dùng để chỉ những nghệ sĩ có khuôn mặt yêu kiều, tài năng hội tụ. Họ am hiểu trà đạo, ẩm thực, vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện làm vui lòng khách. Ảnh: JAPAN DAILY.
Geisha được cho là đã xuất hiện từ đầu năm 600 sau Công nguyên và trở nên phổ biến vào thế kỷ 18-19. Với tài năng và sự nổi tiếng của từ "geisha", họ được mời đi lưu diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này khác với suy nghĩ của nhiều người cho rằng, geisha chỉ xuất hiện tại những căn phòng khép kín và chỉ ở Nhật Bản. Ảnh: Mirror.
Theo truyền thống, geisha thường biểu diễn cho giới quý tộc Nhật Bản. Các geisha cũng phục vụ và giải trí cho cả nữ giới, chứ không chỉ là đàn ông. Ảnh: Rocketnews24.
Geisha cũng có sự phân cấp nhất định. Những geisha có địa vị cao nhất được cho là cư trú tại các quận Gion, Pontocho, Kamishichiken ở Kyoto. Cách trang điểm, búi tóc, mặc kimono cũng khác nhau. Và để đạt được vị thế, họ thường sẽ trải qua một quá trình đào tạo vất vả trong nhiều năm - Ảnh: VOGUA.
Điểm nổi bật dễ nhận biết ở một geisha là việc gương mặt được trang điểm màu trắng. Màu sắc này khiến họ trở nên nổi bật và nhìn đẹp hơn dưới ánh nến khi biểu diễn. Việc trang điểm gương mặt màu trắng sứ được cho là có từ thời kỳ Heian (794-1185 sau Công nguyên), và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc Ảnh: KANPAI.
Các cô gái muốn trở thành geisha, thay vì cắp sách đến trường như bạn bè đồng trang lứa thì họ phải đến học ở nơi đào tạo geisha chuyên nghiệp. Ảnh: Doyouknowjapan.
Những cô gái trẻ sẽ được đàn chị lớn hơn hướng dẫn trang điểm và búi tóc cho đến khi tự mình làm được. Đó là cả quá trình dài - Ảnh: JAPAN DAILY
Trâm cài trang trí trên quần áo, đầu tóc của các geisha thường được làm từ đá quý, ngọc, rất đắt đỏ. Một chiếc Pochhiri (trâm cài) trên thắt lưng obi có giá ít nhất từ 5.000 USD, còn trâm cài lên đến 40.000 USD. Ảnh: Rocketnews24.
Do áp lực từ sự kỳ vọng về hình tượng của một geisha trong xã hội, các geisha hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. Do luôn được huấn luyện ngồi thẳng lưng, họ không thể nằm nghiêng xem tivi. Họ luôn phải giữ hình tượng chỉn chu, nhất là trước mặt các hậu bối. Ảnh: GETTY.
Geisha đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng geisha đang giảm dần. Khi đến Nhật Bản, nhiều du khách nước ngoài mong được nhìn, dù chỉ là thoáng qua các geisha trên những con đường quanh co ở Kyoto và các vùng khác của Nhật Bản.