Nằm trên trục chính của phố cổ, tiếp giáp với bờ phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, phố Hàng Đào là một con phố có vị thế đặc biệt của khu phố cổ Hà Nội.Phố mang tên gọi Hàng Đào bởi xưa kia các cửa hiệu trên phố chuyên bán các loại vải nhuộm hồng, nhuộm đỏ cùng những màu khác xen lẫn. Thời Pháp thuộc, phố mang tên là Rue de la Soie (phố Tơ Lụa).Theo sử cũ, từ thế kỷ 15, 16 người dân ở nhiều nơi, đặc biệt từ Đan Loan Hải Dương đã tới Hà Nội đã lập nên phường Đại Lợi chuyên nghề nhuộm tơ lụa. Hàng Đào lúc bấy giờ trở thành một trung tâm tơ lụa sầm uất của kinh thành Thăng Long.Về sau này nghề nhuộm màu chuyển dần sang phố Cầu Gỗ, Hàng Đào trở thành phố chuyên bán các loại hàng tấm tơ lụa, lượt, là, đũi, sa, xuyến…Thập niên 1929 - 1930, vải Tây thắng thế, quá nửa phố chuyên bán loại hàng này, khiến hàng truyền thống vắng hẳn. Các cửa hàng bán đồ dùng sang trọng của Pháp cũng xuất hiện khắp các con phố với các mặt hàng như nước hoa, mỹ phẩm, đồng hồ...Trên con phố Hàng Đào từng có nhiều đình, đền, miếu cổ... nhưng phần lớn chỉ còn dấu tích mờ nhạt hoặc đã mất hẳn do sự thay đổi diện mạo đô thị.Di tích lịch sử quan trọng nhất trên phố là đình Đồng Lạc ở sổ 38. Ngôi đình có lịch sử hình thành từ thế kỷ 17, được xây lại năm 1941, là một di sản kiến trúc được bảo tồn đặc biệt của phố cổ Hà Nội.Nhà số 10 phố Hàng Đào là một di tích đáng chú ý khác. Ngôi nhà này vào năm 1907 là trụ sở của trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nơi khởi nguồn phong trào yêu nước gây được tiếng vang lớn thời Pháp thuộc.Ngày nay diện mạo của phố Hàng Đào đã thay đổi nhiều, nhưng những đường nét kiến trúc có từ đầu thế kỷ 20 vẫn được lưu giữ ở nhiều ngôi nhà.Nằm ở vị trí rất đắc địa ở trung tâm Hà Nội, phố vẫn đóng vai trò là một trung tâm buôn bán sầm uất, đông đúc bậc nhất thủ đô.Truyền thống bán vải vóc, đồ may mặc trên phố Hàng Đào vẫn được lưu giữ sau hàng thế kỷ. Ngoài ra, con phố này cũng được biết đến với các cửa hàng bán đồ lưu niệm, hàng tiêu dùng cao cấp như kim hoàn, đồng hồ…Một số hình ảnh khác về phố Hàng Đào.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trên trục chính của phố cổ, tiếp giáp với bờ phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, phố Hàng Đào là một con phố có vị thế đặc biệt của khu phố cổ Hà Nội.
Phố mang tên gọi Hàng Đào bởi xưa kia các cửa hiệu trên phố chuyên bán các loại vải nhuộm hồng, nhuộm đỏ cùng những màu khác xen lẫn. Thời Pháp thuộc, phố mang tên là Rue de la Soie (phố Tơ Lụa).
Theo sử cũ, từ thế kỷ 15, 16 người dân ở nhiều nơi, đặc biệt từ Đan Loan Hải Dương đã tới Hà Nội đã lập nên phường Đại Lợi chuyên nghề nhuộm tơ lụa. Hàng Đào lúc bấy giờ trở thành một trung tâm tơ lụa sầm uất của kinh thành Thăng Long.
Về sau này nghề nhuộm màu chuyển dần sang phố Cầu Gỗ, Hàng Đào trở thành phố chuyên bán các loại hàng tấm tơ lụa, lượt, là, đũi, sa, xuyến…
Thập niên 1929 - 1930, vải Tây thắng thế, quá nửa phố chuyên bán loại hàng này, khiến hàng truyền thống vắng hẳn. Các cửa hàng bán đồ dùng sang trọng của Pháp cũng xuất hiện khắp các con phố với các mặt hàng như nước hoa, mỹ phẩm, đồng hồ...
Trên con phố Hàng Đào từng có nhiều đình, đền, miếu cổ... nhưng phần lớn chỉ còn dấu tích mờ nhạt hoặc đã mất hẳn do sự thay đổi diện mạo đô thị.
Di tích lịch sử quan trọng nhất trên phố là đình Đồng Lạc ở sổ 38. Ngôi đình có lịch sử hình thành từ thế kỷ 17, được xây lại năm 1941, là một di sản kiến trúc được bảo tồn đặc biệt của phố cổ Hà Nội.
Nhà số 10 phố Hàng Đào là một di tích đáng chú ý khác. Ngôi nhà này vào năm 1907 là trụ sở của trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nơi khởi nguồn phong trào yêu nước gây được tiếng vang lớn thời Pháp thuộc.
Ngày nay diện mạo của phố Hàng Đào đã thay đổi nhiều, nhưng những đường nét kiến trúc có từ đầu thế kỷ 20 vẫn được lưu giữ ở nhiều ngôi nhà.
Nằm ở vị trí rất đắc địa ở trung tâm Hà Nội, phố vẫn đóng vai trò là một trung tâm buôn bán sầm uất, đông đúc bậc nhất thủ đô.
Truyền thống bán vải vóc, đồ may mặc trên phố Hàng Đào vẫn được lưu giữ sau hàng thế kỷ. Ngoài ra, con phố này cũng được biết đến với các cửa hàng bán đồ lưu niệm, hàng tiêu dùng cao cấp như kim hoàn, đồng hồ…
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Đào.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.