1. Biến mèo thành điện thoại. Năm 1929, một thời gian dài trước khi Hiệp hội bảo vệ động vật PETA được thành lập, Ernest Glen Wever và Charles W Bray đã thực hiện thí nghiệm gây kinh hãi biến đổi một con mèo sống thành thiết bị giao tiếp thông thường của con người. Ảnh: Getty / MamiGibbs Pr.Sau khi tháo một phần xương sọ của nó, Wever và Bray lắp các điện cực vào nhóm dây thần kinh thính giác bên phải và cơ thể của con mèo. Chúng được kết nối bởi một sợi cáp dài 18m dẫn đến hệ thống loa khuếch âm ở trong phòng cách li. Ảnh: Catsaid.ie.Khi một trong 2 nhà nghiên cứu nói vào tai của con mèo, âm thanh đó có thể được truyền qua loa vào trong phòng để người bên kia nghe được. Ảnh: flickr.Những tài liệu ghi chép về báo cáo này viết: “Chất lượng âm thanh được truyền đi với độ chính xác cao. Những mệnh lệnh đơn giản như đếm đều được nhận thức rõ”. Họ ghi nhận đây là phương pháp có thể sử dụng cho những môi trường bị cách âm. Sau khi giết con mèo đó, họ lặp lại thí nghiệm trên và nhận ra chỉ có vật thể sống mới có thể truyền tín hiệu. Ảnh: zeezoey.2. Chó 2 đầu. Sinh năm 1918, Vladimir Demikhov là một nhà khoa học Liên Xô chuyên nghiên cứu về cấy ghép cơ quan trên động vật từ những năm 1930-1960. Ảnh: LIFE.Mặc dù hiện nay ông được đánh giá là một trong những người tiên phong khá lỗi lạc, nhưng những thí nghiệm kinh hoàng của ông đối với chó đã vô tình để lại một vết nhơ trong sự nghiệp. Đáng chú ý nhất là thí nghiệm “kết hợp” 2 chú chó vào làm 1 của ông Demikhov. Ảnh: LIFE.Nhà khoa học Demikhov đã khâu phần đầu của chú chó Shavka 9 tuổi vào cơ thể của một con chó khác lớn hơn - Brodyaga. Ông cũng chính tay thực hiện tách động mạch, tĩnh mạch chủ và phần cột sống nối đến cổ của Shavka để có thể nối đầu nó vào cơ thể Brodyaga. Ảnh: LIFE.Điều bất ngờ là sau khi thực hiện thí nghiệm trên, chú chó 2 đầu có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, 4 ngày sau cuộc thí nghiệm, chúng đã chết. Không dừng lại ở đó, nhà khoa học Demikhov tiếp tục tiến hành hàng chục thí nghiệm tương tự như trên. Ảnh: LIFE.3. Phục chế khuôn mặt. Trong và sau khi diễn ra Chiến tranh thế giới 1, ít nhất 300 binh lính đã trải qua phẫu thuật tại Bệnh viện Nữ hoàng (The Queen's Hospital) do trúng phải mảnh bom đạn. Trong ảnh là Tiến sỹ Harold Gillies (nguồn: Dr Andrew Bamji).Tiến sỹ Harold Gillies là một trong những cái tên đáng chú ý trong vấn đề này. Ông đã mở bán cuốn sách “Plastic Surgery of the Face” miễn phí trên trang archive.org. Một trong những ca phẫu thuật thành công nhất của vị tiến sĩ này là ca phẫu thuật cho Đại úy William Spreckley. Ảnh: findmypast.co.ukĐại úy Spreckley bị thương nặng ở phần mũi và má khi bị bắn vào mặt hồi tháng 1/1917. Tiến sỹ Gillies đã lấy một phần sụn xương sườn của bệnh nhân và cấy vào khu vực trán bị tổn thương. Sau 6 tháng tiếp tục điều trị, Tiến sỹ Gillies lại lấy nó ra và dùng để tái tạo khuôn mũi mới cho bệnh nhân. Ảnh: findmypast.co.ukSau 3 năm theo thực hiện các ca phẫu thuật, Spreckley có một diện mạo hoàn toàn khác năm xưa. Với thành công này, Tiến sĩ Gillies thường được ca ngợi là cha đẻ của phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại. Ảnh: Myheritage.fr.
1. Biến mèo thành điện thoại. Năm 1929, một thời gian dài trước khi Hiệp hội bảo vệ động vật PETA được thành lập, Ernest Glen Wever và Charles W Bray đã thực hiện thí nghiệm gây kinh hãi biến đổi một con mèo sống thành thiết bị giao tiếp thông thường của con người. Ảnh: Getty / MamiGibbs Pr.
Sau khi tháo một phần xương sọ của nó, Wever và Bray lắp các điện cực vào nhóm dây thần kinh thính giác bên phải và cơ thể của con mèo. Chúng được kết nối bởi một sợi cáp dài 18m dẫn đến hệ thống loa khuếch âm ở trong phòng cách li. Ảnh: Catsaid.ie.
Khi một trong 2 nhà nghiên cứu nói vào tai của con mèo, âm thanh đó có thể được truyền qua loa vào trong phòng để người bên kia nghe được. Ảnh: flickr.
Những tài liệu ghi chép về báo cáo này viết: “Chất lượng âm thanh được truyền đi với độ chính xác cao. Những mệnh lệnh đơn giản như đếm đều được nhận thức rõ”. Họ ghi nhận đây là phương pháp có thể sử dụng cho những môi trường bị cách âm. Sau khi giết con mèo đó, họ lặp lại thí nghiệm trên và nhận ra chỉ có vật thể sống mới có thể truyền tín hiệu. Ảnh: zeezoey.
2. Chó 2 đầu. Sinh năm 1918, Vladimir Demikhov là một nhà khoa học Liên Xô chuyên nghiên cứu về cấy ghép cơ quan trên động vật từ những năm 1930-1960. Ảnh: LIFE.
Mặc dù hiện nay ông được đánh giá là một trong những người tiên phong khá lỗi lạc, nhưng những thí nghiệm kinh hoàng của ông đối với chó đã vô tình để lại một vết nhơ trong sự nghiệp. Đáng chú ý nhất là thí nghiệm “kết hợp” 2 chú chó vào làm 1 của ông Demikhov. Ảnh: LIFE.
Nhà khoa học Demikhov đã khâu phần đầu của chú chó Shavka 9 tuổi vào cơ thể của một con chó khác lớn hơn - Brodyaga. Ông cũng chính tay thực hiện tách động mạch, tĩnh mạch chủ và phần cột sống nối đến cổ của Shavka để có thể nối đầu nó vào cơ thể Brodyaga. Ảnh: LIFE.
Điều bất ngờ là sau khi thực hiện thí nghiệm trên, chú chó 2 đầu có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, 4 ngày sau cuộc thí nghiệm, chúng đã chết. Không dừng lại ở đó, nhà khoa học Demikhov tiếp tục tiến hành hàng chục thí nghiệm tương tự như trên. Ảnh: LIFE.
3. Phục chế khuôn mặt. Trong và sau khi diễn ra Chiến tranh thế giới 1, ít nhất 300 binh lính đã trải qua phẫu thuật tại Bệnh viện Nữ hoàng (The Queen's Hospital) do trúng phải mảnh bom đạn. Trong ảnh là Tiến sỹ Harold Gillies (nguồn: Dr Andrew Bamji).
Tiến sỹ Harold Gillies là một trong những cái tên đáng chú ý trong vấn đề này. Ông đã mở bán cuốn sách “Plastic Surgery of the Face” miễn phí trên trang archive.org. Một trong những ca phẫu thuật thành công nhất của vị tiến sĩ này là ca phẫu thuật cho Đại úy William Spreckley. Ảnh: findmypast.co.uk
Đại úy Spreckley bị thương nặng ở phần mũi và má khi bị bắn vào mặt hồi tháng 1/1917. Tiến sỹ Gillies đã lấy một phần sụn xương sườn của bệnh nhân và cấy vào khu vực trán bị tổn thương. Sau 6 tháng tiếp tục điều trị, Tiến sỹ Gillies lại lấy nó ra và dùng để tái tạo khuôn mũi mới cho bệnh nhân. Ảnh: findmypast.co.uk
Sau 3 năm theo thực hiện các ca phẫu thuật, Spreckley có một diện mạo hoàn toàn khác năm xưa. Với thành công này, Tiến sĩ Gillies thường được ca ngợi là cha đẻ của phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại. Ảnh: Myheritage.fr.