Hội chứng xác sống biết đi: đây là 1 trong những bệnh tâm thần, hội chứng Cotard hay còn gọi là hội chứng zombie/xác sống biết đi. Hội chứng được tìm ra bởi Jules Cotard - nhà tâm lý học người Pháp vào năm 1880. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng là di chứng của bệnh Alzheimer, chấn thương não bộ hoặc các rối loạn khác, khiến các khớp thần kinh tế bào thoái hóa, gây rối loạn khu vực cảm xúc của não bộ. Người mắc hội chứng xác sống sẽ luôn ảo tưởng rằng mình đã chết, hoặc cơ thể đang bị thối rữa vì những loại bệnh "không có thực". Vì vậy, họ không thiết ăn uống, giữ gìn vệ sinh, cũng không buồn ra ngoài vì "tất cả đều vô nghĩa với người đã chết". Hội chứng Paris là một trải nghiệm ngắn hạn tác động đến những khách du lịch tại Paris khi họ nhận thấy rằng Kinh đô Ánh sáng không lung linh như mong đợi. Họ có thể trải qua ảo ảnh, ảo giác, hoang tưởng bị hại và nhiều triệu chứng tâm thể khác. Hội chứng Paris nghe cứ như một chuyện đùa, thế nhưng mỗi năm, có khoảng 20 khách du lịch người Nhật Bản được cho là phải nhập viện vì lý do trên. Vài người cho rằng chính sốc văn hóa là nguyên nhân của hiện tượng này, vì người Nhật thường đặc biệt lý tưởng hóa hình ảnh Paris. Cách điều trị thông thường là đi về nhà. Hội chứng Stendhal (bị sốc vì cái đẹp): Một số người khi tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật có thể gặp ảo giác, lú lẫn, chóng mặt và tim đập nhanh, đặc biệt là khi có dịp chiêm ngưỡng kiệt tác được đánh giá là "vô cùng ấn tượng". Người ta gọi đó là hội chứng Stendhal. Vào thế kỷ XIX, một tác giả người Pháp có tên Stendhal đã viết cuốn sách thuật lại những cảm giác của bản thân giống như trên khi đến nhiều thành phố của Italy du lịch. Năm 1979, các bác sĩ thần kinh đã "mổ xẻ" cuốn sách của Stendhal và họ kinh ngạc phát hiện hàng trăm trường hợp khách du lịch khi đến Italy chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật đã mắc phải hội chứng kỳ lạ trên. Hội chứng Diogenes (người già thờ ơ với bản thân): Hội chứng này lấy tên từ triết gia Hy Lạp "Diogenes" hay còn gọi là hội chứng “nhếch nhác tuổi già”. Những người mắc phải hội chứng rùng rợn Diogenes thường có xu hướng thích sống ẩn dật và khổ hạnh, cô lập, đôi khi sống đời sống của động vật. Bệnh nhân mắc phải hội chứng này chủ yếu là những người già, có vấn đề về thể chất, tâm thần hoặc do suy sụp tâm lý. Hội chứng Autophagia: Có thể bạn không tin, nhưng có những người thèm muốn ăn thịt của chính bản thân. Họ cắn, nhai những bộ phận cơ thể chính mình một cách điên loạn, bắt đầu từ móng tay đến ngón tay và các bộ phận khác. Autophagia được xem là một trong những hội chứng rối loạn tâm lý nguy hiểm bậc nhất thế giới. Không ít người mắc phải autophagia có nhiều hành vi xâm hại tính mạng của người khác và chính bản thân mình.Trichotillomania là hội chứng nghiện giật tóc, căn bệnh tâm thần nghiêm trọng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhiều người không nhận biết nên coi như vô hại. Trichotillomania là một dạng rối loạn đặc trưng bởi sự thôi thúc không thể kiềm chế được phải kéo đứt lông, tóc trên cơ thể mới yên. Vì vậy, nó cũng được xếp vào dạng bệnh nghiện và phát triển âm thầm, nếu nặng có thể dẫn đến hói đầu và viêm nhiễm trầm trọng. Hội chứng Androphobia dùng để chỉ nỗi sợ đàn ông một cách dai dẳng và bất thường. Người bệnh chủ yếu là phụ nữ. Họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi ngay cả khi họ biết rằng có thể họ chẳng phải đối mặt với nỗi sợ thực sự nào. Nỗi sợ này có thể là vô hạn, và thường bắt nguồn từ một sự việc cụ thể nào đó, như một trải nghiệm đau đớn khi còn trẻ. Người mắc phải hội chứng Androphobia thường cảm thấy bất an, lo lắng khi ở trong tình huống có sự xuất hiện của đàn ông. Do đó, họ vô cùng sợ hãi khi tiếp xúc với đàn ông. Hội chứng Bibliomania (Sưu tầm quá nhiều sách): Hội chứng này là một rối loạn ám ảnh ép buộc, liên quan đến việc thu thập sách để chỉ ra nơi nào mà các mối quan hệ xã hội hoặc sức khỏe đang xuống cấp. Việc mua rất nhiều bản sao của cùng một cuốn sách, nhà xuất bản và tích lũy chúng ngoài khả năng sử dụng hoặc đọc thường là triệu chứng của Bibliomania. Hội chứng Boanthropy: Đây là một rối loạn hoang tưởng rất kỳ lạ. Theo lời kể của bệnh nhân mắc chứng Boanthropy, họ tin rằng mình là một con bò. Rối loạn này thường bắt đầu trong giấc mơ của họ, dần dần ảo giác này tràn ngập tâm trí. Họ có xu hướng hành động như một con bò, đó là thích đi bằng cả 2 tay, 2 chân và gặm cỏ.Rối loạn Erotomania: Đây là một rối loạn khá kỳ lạ, về cơ bản, hội chứng này được hiểu là người bệnh tự hoang tưởng về việc bản thân họ đang có mối quan hệ yêu đương với người khác. Nhưng điều làm cho rối loạn này đặc biệt ở chỗ bệnh nhân thường nghĩ mình là người có địa vị cao, người nổi tiếng đang có quan hệ tình cảm với người bình thường. Ảo tưởng rất khó bị phá vỡ, nó thậm chí còn khiến bệnh nhân hành động cực đoan để bảo vệ suy nghĩ của mình và kiểm soát, thậm chí sát hại đối tượng mình yêu để giữ cho riêng mình.
Hội chứng xác sống biết đi: đây là 1 trong những bệnh tâm thần, hội chứng Cotard hay còn gọi là hội chứng zombie/xác sống biết đi. Hội chứng được tìm ra bởi Jules Cotard - nhà tâm lý học người Pháp vào năm 1880. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng là di chứng của bệnh Alzheimer, chấn thương não bộ hoặc các rối loạn khác, khiến các khớp thần kinh tế bào thoái hóa, gây rối loạn khu vực cảm xúc của não bộ. Người mắc hội chứng xác sống sẽ luôn ảo tưởng rằng mình đã chết, hoặc cơ thể đang bị thối rữa vì những loại bệnh "không có thực". Vì vậy, họ không thiết ăn uống, giữ gìn vệ sinh, cũng không buồn ra ngoài vì "tất cả đều vô nghĩa với người đã chết".
Hội chứng Paris là một trải nghiệm ngắn hạn tác động đến những khách du lịch tại Paris khi họ nhận thấy rằng Kinh đô Ánh sáng không lung linh như mong đợi. Họ có thể trải qua ảo ảnh, ảo giác, hoang tưởng bị hại và nhiều triệu chứng tâm thể khác. Hội chứng Paris nghe cứ như một chuyện đùa, thế nhưng mỗi năm, có khoảng 20 khách du lịch người Nhật Bản được cho là phải nhập viện vì lý do trên. Vài người cho rằng chính sốc văn hóa là nguyên nhân của hiện tượng này, vì người Nhật thường đặc biệt lý tưởng hóa hình ảnh Paris. Cách điều trị thông thường là đi về nhà.
Hội chứng Stendhal (bị sốc vì cái đẹp): Một số người khi tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật có thể gặp ảo giác, lú lẫn, chóng mặt và tim đập nhanh, đặc biệt là khi có dịp chiêm ngưỡng kiệt tác được đánh giá là "vô cùng ấn tượng". Người ta gọi đó là hội chứng Stendhal. Vào thế kỷ XIX, một tác giả người Pháp có tên Stendhal đã viết cuốn sách thuật lại những cảm giác của bản thân giống như trên khi đến nhiều thành phố của Italy du lịch. Năm 1979, các bác sĩ thần kinh đã "mổ xẻ" cuốn sách của Stendhal và họ kinh ngạc phát hiện hàng trăm trường hợp khách du lịch khi đến Italy chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật đã mắc phải hội chứng kỳ lạ trên.
Hội chứng Diogenes (người già thờ ơ với bản thân): Hội chứng này lấy tên từ triết gia Hy Lạp "Diogenes" hay còn gọi là hội chứng “nhếch nhác tuổi già”. Những người mắc phải hội chứng rùng rợn Diogenes thường có xu hướng thích sống ẩn dật và khổ hạnh, cô lập, đôi khi sống đời sống của động vật. Bệnh nhân mắc phải hội chứng này chủ yếu là những người già, có vấn đề về thể chất, tâm thần hoặc do suy sụp tâm lý.
Hội chứng Autophagia: Có thể bạn không tin, nhưng có những người thèm muốn ăn thịt của chính bản thân. Họ cắn, nhai những bộ phận cơ thể chính mình một cách điên loạn, bắt đầu từ móng tay đến ngón tay và các bộ phận khác. Autophagia được xem là một trong những hội chứng rối loạn tâm lý nguy hiểm bậc nhất thế giới. Không ít người mắc phải autophagia có nhiều hành vi xâm hại tính mạng của người khác và chính bản thân mình.
Trichotillomania là hội chứng nghiện giật tóc, căn bệnh tâm thần nghiêm trọng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhiều người không nhận biết nên coi như vô hại. Trichotillomania là một dạng rối loạn đặc trưng bởi sự thôi thúc không thể kiềm chế được phải kéo đứt lông, tóc trên cơ thể mới yên. Vì vậy, nó cũng được xếp vào dạng bệnh nghiện và phát triển âm thầm, nếu nặng có thể dẫn đến hói đầu và viêm nhiễm trầm trọng.
Hội chứng Androphobia dùng để chỉ nỗi sợ đàn ông một cách dai dẳng và bất thường. Người bệnh chủ yếu là phụ nữ. Họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi ngay cả khi họ biết rằng có thể họ chẳng phải đối mặt với nỗi sợ thực sự nào. Nỗi sợ này có thể là vô hạn, và thường bắt nguồn từ một sự việc cụ thể nào đó, như một trải nghiệm đau đớn khi còn trẻ. Người mắc phải hội chứng Androphobia thường cảm thấy bất an, lo lắng khi ở trong tình huống có sự xuất hiện của đàn ông. Do đó, họ vô cùng sợ hãi khi tiếp xúc với đàn ông.
Hội chứng Bibliomania (Sưu tầm quá nhiều sách): Hội chứng này là một rối loạn ám ảnh ép buộc, liên quan đến việc thu thập sách để chỉ ra nơi nào mà các mối quan hệ xã hội hoặc sức khỏe đang xuống cấp. Việc mua rất nhiều bản sao của cùng một cuốn sách, nhà xuất bản và tích lũy chúng ngoài khả năng sử dụng hoặc đọc thường là triệu chứng của Bibliomania.
Hội chứng Boanthropy: Đây là một rối loạn hoang tưởng rất kỳ lạ. Theo lời kể của bệnh nhân mắc chứng Boanthropy, họ tin rằng mình là một con bò. Rối loạn này thường bắt đầu trong giấc mơ của họ, dần dần ảo giác này tràn ngập tâm trí. Họ có xu hướng hành động như một con bò, đó là thích đi bằng cả 2 tay, 2 chân và gặm cỏ.
Rối loạn Erotomania: Đây là một rối loạn khá kỳ lạ, về cơ bản, hội chứng này được hiểu là người bệnh tự hoang tưởng về việc bản thân họ đang có mối quan hệ yêu đương với người khác. Nhưng điều làm cho rối loạn này đặc biệt ở chỗ bệnh nhân thường nghĩ mình là người có địa vị cao, người nổi tiếng đang có quan hệ tình cảm với người bình thường. Ảo tưởng rất khó bị phá vỡ, nó thậm chí còn khiến bệnh nhân hành động cực đoan để bảo vệ suy nghĩ của mình và kiểm soát, thậm chí sát hại đối tượng mình yêu để giữ cho riêng mình.