Nằm trên địa bàn của ba phường Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hậu, về phía Đông Kinh thành Huế, đường Chi Lăng còn được gọi là đường Gia Hội hay khu Phố Tàu là một con đường có lịch sử đặc biệt ở Cố đô Huế.Con đường này hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc xây dựng Kinh thành. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của khu phố cổ Gia Hội - Chợ Dinh, đường trở thành trục trung tâm của khu phố Hoa kiều ở Huế.Ngày nay, nhiều công trình kiến trúc đặc sắc của người Hoa vẫn được bảo tồn, trở thành những điểm nhấn cho diện mạo kiến trúc của con đường, đồng thời là di sản kiến trúc quý giá của Huế.Công trình tiêu biểu đầu tiên có thể kể đến là đền Chiêu Ứng. Ngôi đền được dựng vào năm 1887, thờ 108 người Hải Nam sang định cư làm ăn ở Thuận Hoá bị thiệt mạng trong đại án hải tặc thời vua Tự Đức.Ngôi đền nằm trong khuôn viên rộng khoảng 400 mét vuông, được trang hoàng rất tinh xảo lộng lẫy bởi bàn tay của những nghệ nhân đến từ đảo Hải Nam ở Trung Quốc.Công trình tiếp theo là chùa Triều Châu, một ngôi chùa có quy mô rất bề thế, là nơi thờ những vong linh phiêu bạt đến từ Triều Châu.Chùa Triều Châu từng là ngôi chùa cổ lớn nhất và giàu có nhất so với các chùa của người Hoa khác ở khu Gia Hội xưa.Chùa Phúc Kiến nằm bên cạnh chùa Triều Châu, được xây dựng vào năm 1854, thờ "Tam vị, ngũ vị".Chùa Bà Hải Nam thờ Bà Mã Châu. Tương truyền lúc mới đến Thuận Hóa, người Minh Hương làm chùa Bà (Thiên Hậu Cung) tại làng Minh Hương. Sau lên khu Gia Hội, họ làm ăn phát đạt làm thêm Chùa Bà này.Chùa Quảng Đông do cộng đồng người Hoa của bang Quảng Đông xây dựng cuối thế kỷ 19, là nơi thờ Quan Công.Ngoài các công trình thờ tự của người Hoa, đường Chi Lăng còn tập trung nhiều khu nhà từ đường được xây theo kiến trúc truyền thống của người Việt ở Cố đô Huế.Mời quý độc giả xem video: Cố đô Huế - Một điểm đến di sản. Nguồn: Youtube.
Nằm trên địa bàn của ba phường Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hậu, về phía Đông Kinh thành Huế, đường Chi Lăng còn được gọi là đường Gia Hội hay khu Phố Tàu là một con đường có lịch sử đặc biệt ở Cố đô Huế.
Con đường này hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc xây dựng Kinh thành. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của khu phố cổ Gia Hội - Chợ Dinh, đường trở thành trục trung tâm của khu phố Hoa kiều ở Huế.
Ngày nay, nhiều công trình kiến trúc đặc sắc của người Hoa vẫn được bảo tồn, trở thành những điểm nhấn cho diện mạo kiến trúc của con đường, đồng thời là di sản kiến trúc quý giá của Huế.
Công trình tiêu biểu đầu tiên có thể kể đến là đền Chiêu Ứng. Ngôi đền được dựng vào năm 1887, thờ 108 người Hải Nam sang định cư làm ăn ở Thuận Hoá bị thiệt mạng trong đại án hải tặc thời vua Tự Đức.
Ngôi đền nằm trong khuôn viên rộng khoảng 400 mét vuông, được trang hoàng rất tinh xảo lộng lẫy bởi bàn tay của những nghệ nhân đến từ đảo Hải Nam ở Trung Quốc.
Công trình tiếp theo là chùa Triều Châu, một ngôi chùa có quy mô rất bề thế, là nơi thờ những vong linh phiêu bạt đến từ Triều Châu.
Chùa Triều Châu từng là ngôi chùa cổ lớn nhất và giàu có nhất so với các chùa của người Hoa khác ở khu Gia Hội xưa.
Chùa Phúc Kiến nằm bên cạnh chùa Triều Châu, được xây dựng vào năm 1854, thờ "Tam vị, ngũ vị".
Chùa Bà Hải Nam thờ Bà Mã Châu. Tương truyền lúc mới đến Thuận Hóa, người Minh Hương làm chùa Bà (Thiên Hậu Cung) tại làng Minh Hương. Sau lên khu Gia Hội, họ làm ăn phát đạt làm thêm Chùa Bà này.
Chùa Quảng Đông do cộng đồng người Hoa của bang Quảng Đông xây dựng cuối thế kỷ 19, là nơi thờ Quan Công.
Ngoài các công trình thờ tự của người Hoa, đường Chi Lăng còn tập trung nhiều khu nhà từ đường được xây theo kiến trúc truyền thống của người Việt ở Cố đô Huế.
Mời quý độc giả xem video: Cố đô Huế - Một điểm đến di sản. Nguồn: Youtube.