Lâu đài Frankenstein cổ kính của Đức gây chú ý khi có tên trùng với sinh vật cùng tên trong tiểu thuyết giả tưởng của nhà văn Mary Shelley. Dư luận không biết đây là một sự trùng hợp tình cờ hay có chủ ý.Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy sợ hãi bởi những câu chuyện, giai thoại rùng rợn về tòa lâu đài Frankenstein nổi tiếng nước Đức.Theo một số tài liệu, tòa lâu đài được xây dựng vào thế kỷ 10. Đến thế kỷ 13, lâu đài Frankenstein được xây dựng lại do xuống cấp và hư hại nghiêm trọng.Lịch sử tồn tại lâu đài Frankenstein gắn liền với câu chuyện cho rằng kiến trúc này được đặt theo tên của một nhân vật trong truyền thuyết - Georg von Frankenstein.Thêm nữa, lâu đài cổ kính Frankenstein còn nổi tiếng với câu chuyện về một nhân vật khác là nhà giả kim Johann Konrad Dippel. Cụ thể, người ta đồn rằng, Johann Konrad Dippel nắm trong tay bí quyết trường sinh bất lão khi sống trong lâu đài Frankenstein.Nhà giả kim Dippel đã chế tạo ra một loại thần dược từ hỗn hợp của xương, tóc, sắt và máu đông giúp con người sống mãi.Thậm chí, người ta còn cho rằng, Dippel đã bí mật trộm thi thể ở nghĩa trang để tiến hành các thí nghiệm giải phẫu. Ông đã tạo ra một con quái vật và hồi sinh nó từ cõi chết sống lại bằng một tia sét.Câu chuyện về nhà giả kim Dippel được cho là đã truyền cảm hứng cho nhà văn Mary Shelley viết nên cuốn tiểu thuyết "Frankenstein".Không những vậy, lâu đài Frankenstein còn được cho là nơi ẩn náu của một con ma cà rồng.Ma cà rồng thường ở trong lâu đài vào ban ngày. Đến buổi tối, nó lang thang ở bên ngoài và tìm kiếm con mồi để hút máu, duy trì sự sống.Video: Chiêm ngưỡng lâu đài cổ 400 tuổi ở Đan Mạch (nguồn: VTC14)
Lâu đài Frankenstein cổ kính của Đức gây chú ý khi có tên trùng với sinh vật cùng tên trong tiểu thuyết giả tưởng của nhà văn Mary Shelley. Dư luận không biết đây là một sự trùng hợp tình cờ hay có chủ ý.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy sợ hãi bởi những câu chuyện, giai thoại rùng rợn về tòa lâu đài Frankenstein nổi tiếng nước Đức.
Theo một số tài liệu, tòa lâu đài được xây dựng vào thế kỷ 10. Đến thế kỷ 13, lâu đài Frankenstein được xây dựng lại do xuống cấp và hư hại nghiêm trọng.
Lịch sử tồn tại lâu đài Frankenstein gắn liền với câu chuyện cho rằng kiến trúc này được đặt theo tên của một nhân vật trong truyền thuyết - Georg von Frankenstein.
Thêm nữa, lâu đài cổ kính Frankenstein còn nổi tiếng với câu chuyện về một nhân vật khác là nhà giả kim Johann Konrad Dippel. Cụ thể, người ta đồn rằng, Johann Konrad Dippel nắm trong tay bí quyết trường sinh bất lão khi sống trong lâu đài Frankenstein.
Nhà giả kim Dippel đã chế tạo ra một loại thần dược từ hỗn hợp của xương, tóc, sắt và máu đông giúp con người sống mãi.
Thậm chí, người ta còn cho rằng, Dippel đã bí mật trộm thi thể ở nghĩa trang để tiến hành các thí nghiệm giải phẫu. Ông đã tạo ra một con quái vật và hồi sinh nó từ cõi chết sống lại bằng một tia sét.
Câu chuyện về nhà giả kim Dippel được cho là đã truyền cảm hứng cho nhà văn Mary Shelley viết nên cuốn tiểu thuyết "Frankenstein".
Không những vậy, lâu đài Frankenstein còn được cho là nơi ẩn náu của một con ma cà rồng.
Ma cà rồng thường ở trong lâu đài vào ban ngày. Đến buổi tối, nó lang thang ở bên ngoài và tìm kiếm con mồi để hút máu, duy trì sự sống.
Video: Chiêm ngưỡng lâu đài cổ 400 tuổi ở Đan Mạch (nguồn: VTC14)