Sống ở miền Tây của tỉnh Nghệ An, người dân tộc Khơ Mú gồm nhiều dòng họ khác nhau, mang tên các loài chim, thú, cây cỏ, như họ Tmoong là Chồn, họ Tvạ là dương xỉ...Trong các dòng họ đó, họ Rvai có nghĩa là Hổ. Các thành viên của dòng họ này tuân theo những phong tục độc đáo liên quan đến loài vật khổng lồ thuộc họ Mèo.Trong các lễ hội, người thuộc họ Rvai hóa trang giống như hổ. Họ diễn lại các động tác của vật tổ với ý thức tự nhắc nhở và giáo dục những người trong cộng đồng rằng mình là con cháu của chúa tể rừng xanh.Với quan niệm loài hổ là tổ tiên của mình, người Khơ mú thuộc họ Rvai kiêng không động tay vào hổ, không săn bắt, giết, ăn thịt hổ.Trong cuộc sống hàng ngày, họ kiêng đắp chăn có màu sặc sỡ như lông hổ. Khi gặp hổ chết, họ khóc than như tổ tiên mình qua đời.Khi một người trong họ Rvai chết đi, người ta đặt bên cạnh người chết một chiếc chăn giống màu lông hổ, để hồn được siêu thoát, trở về với hổ, có nghĩa là về với tổ tiên.Cũng theo quan niệm tâm linh của dòng họ này, kiếp sau họ sẽ hiện thân thành loài hổ.Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Sống ở miền Tây của tỉnh Nghệ An, người dân tộc Khơ Mú gồm nhiều dòng họ khác nhau, mang tên các loài chim, thú, cây cỏ, như họ Tmoong là Chồn, họ Tvạ là dương xỉ...
Trong các dòng họ đó, họ Rvai có nghĩa là Hổ. Các thành viên của dòng họ này tuân theo những phong tục độc đáo liên quan đến loài vật khổng lồ thuộc họ Mèo.
Trong các lễ hội, người thuộc họ Rvai hóa trang giống như hổ. Họ diễn lại các động tác của vật tổ với ý thức tự nhắc nhở và giáo dục những người trong cộng đồng rằng mình là con cháu của chúa tể rừng xanh.
Với quan niệm loài hổ là tổ tiên của mình, người Khơ mú thuộc họ Rvai kiêng không động tay vào hổ, không săn bắt, giết, ăn thịt hổ.
Trong cuộc sống hàng ngày, họ kiêng đắp chăn có màu sặc sỡ như lông hổ. Khi gặp hổ chết, họ khóc than như tổ tiên mình qua đời.
Khi một người trong họ Rvai chết đi, người ta đặt bên cạnh người chết một chiếc chăn giống màu lông hổ, để hồn được siêu thoát, trở về với hổ, có nghĩa là về với tổ tiên.
Cũng theo quan niệm tâm linh của dòng họ này, kiếp sau họ sẽ hiện thân thành loài hổ.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.