Sau hai cuốn “Sài Gòn dòng sông tuổi thơ” và “Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian”, nhà văn Lê Văn Nghĩa tiếp tục ra mắt tập tạp bút “Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ”.Trong tạp bút “Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ”, nhà văn viết về một Sài Gòn xưa qua những mảnh hồi ức vô cùng sống động của chính tác giả.Đọc tác phẩm, độc giả có cảm giác, nhà văn đã rong ruổi khắp nơi trong thành phố, từ hang cùng ngõ hẻm đến quán xá chợ búa, nhìn ngắm mọi thứ từ mỗi vật dụng hằng ngày đến từng công trình xưa cũ, và đâu đâu ông cũng có ký ức, cũng bật ra nỗi niềm...Đó là một Sài Gòn lạ lẫm với những hàng cây cao su, Sài Gòn rực rỡ ánh đèn màu của các rạp cải lương, Sài Gòn sôi động với các ban nhạc trẻ.Đó là Sài Gòn với bến tắm ngựa và những con đường ghi đậm dấu tích một thuở, Sài Gòn rộn ràng ngày giáp Tết.Đó là Sài Gòn bỡ ngỡ trong những luồng văn hóa mới hay Sài Gòn ấm áp tình người thuở tao loạn.Đặc biệt, không chỉ viết về muôn mặt Sài Gòn, trong tác phẩm, nhà văn Lê Văn Nghĩa còn cố gắng níu giữ hồn cốt của Sài Gòn xưa, muốn truyền tải thông tin về một Sài Gòn mà nhiều người không biết và chưa biết.Đọc “Rạp hát - những thiên đường tuổi nhỏ”, người ta ngỡ ngàng vì bây giờ Sài Gòn đang mất dần các địa chỉ văn hóa lừng lẫy một thời… Đọc “Mua một giấc mơ”, người ta hiểu thêm về nghề bán vé số ở Sài Gòn những năm về trước…Đọc “Đi ngược về những cái tên”, người ta bồi hồi về những địa danh đang phai mờ theo tốc độ công nghiệp hóa…Tâm sự về cuốn sách, nhà văn cho hay: “Tôi biết nhiều về Sài Gòn nhờ tôi đọc các sách, báo trước cũng như sau 75 viết về Sài gòn. Tôi đọc lung tung, gặp chuyện gì hay về Sài Gòn thì ghi lại để đó”.Nhà văn cho hay: "Càng đọc thì càng thấy Sài Gòn có nhiều cái hay, cái ngồ ngộ mà bây giờ không phải ai cũng biết. Tôi chỉ là người ghi lại những điều tôi biết để chia sẻ với mọi người thôi. Tất nhiên, là người được sinh ra lớn lên ở Chợ Lớn, rồi có một thời gian dài gắn bó với Sài Gòn thì tôi cảm thấy cần phải làm một cái gì cho nó, chẳng hạn như lưu giữ quá khứ”.Đó là cách nhà văn Lê Văn Nghĩa muốn tri ân với Sài Gòn, mảnh đất nơi ông đã sống, cưu mang và che chở ông trong suốt hành trình khôn lớn và trưởng thành.Nhà văn Lê Văn Nghĩa là cây bút trào phúng có tiếng, viết khỏe trên các báo với nhiều “biệt danh” quen thuộc: Điệp viên Không Không Thấy, Thằng Hề, Hai Cù Nèo, Đại Văn Mỗ... Ông vừa qua đời ở tuổi 68 vì bạo bệnh vào ngày 25/7/2021.Mời độc giả xem video:Bộ Y tế lập thêm 3 trung tâm hồi sức Covid-19 tại TP.HCM - Tin tức 24h. Nguồn ANTV.
Sau hai cuốn “Sài Gòn dòng sông tuổi thơ” và “Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian”, nhà văn Lê Văn Nghĩa tiếp tục ra mắt tập tạp bút “Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ”.
Trong tạp bút “Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ”, nhà văn viết về một Sài Gòn xưa qua những mảnh hồi ức vô cùng sống động của chính tác giả.
Đọc tác phẩm, độc giả có cảm giác, nhà văn đã rong ruổi khắp nơi trong thành phố, từ hang cùng ngõ hẻm đến quán xá chợ búa, nhìn ngắm mọi thứ từ mỗi vật dụng hằng ngày đến từng công trình xưa cũ, và đâu đâu ông cũng có ký ức, cũng bật ra nỗi niềm...
Đó là một Sài Gòn lạ lẫm với những hàng cây cao su, Sài Gòn rực rỡ ánh đèn màu của các rạp cải lương, Sài Gòn sôi động với các ban nhạc trẻ.
Đó là Sài Gòn với bến tắm ngựa và những con đường ghi đậm dấu tích một thuở, Sài Gòn rộn ràng ngày giáp Tết.
Đó là Sài Gòn bỡ ngỡ trong những luồng văn hóa mới hay Sài Gòn ấm áp tình người thuở tao loạn.
Đặc biệt, không chỉ viết về muôn mặt Sài Gòn, trong tác phẩm, nhà văn Lê Văn Nghĩa còn cố gắng níu giữ hồn cốt của Sài Gòn xưa, muốn truyền tải thông tin về một Sài Gòn mà nhiều người không biết và chưa biết.
Đọc “Rạp hát - những thiên đường tuổi nhỏ”, người ta ngỡ ngàng vì bây giờ Sài Gòn đang mất dần các địa chỉ văn hóa lừng lẫy một thời…
Đọc “Mua một giấc mơ”, người ta hiểu thêm về nghề bán vé số ở Sài Gòn những năm về trước…
Đọc “Đi ngược về những cái tên”, người ta bồi hồi về những địa danh đang phai mờ theo tốc độ công nghiệp hóa…
Tâm sự về cuốn sách, nhà văn cho hay: “Tôi biết nhiều về Sài Gòn nhờ tôi đọc các sách, báo trước cũng như sau 75 viết về Sài gòn. Tôi đọc lung tung, gặp chuyện gì hay về Sài Gòn thì ghi lại để đó”.
Nhà văn cho hay: "Càng đọc thì càng thấy Sài Gòn có nhiều cái hay, cái ngồ ngộ mà bây giờ không phải ai cũng biết. Tôi chỉ là người ghi lại những điều tôi biết để chia sẻ với mọi người thôi. Tất nhiên, là người được sinh ra lớn lên ở Chợ Lớn, rồi có một thời gian dài gắn bó với Sài Gòn thì tôi cảm thấy cần phải làm một cái gì cho nó, chẳng hạn như lưu giữ quá khứ”.
Đó là cách nhà văn Lê Văn Nghĩa muốn tri ân với Sài Gòn, mảnh đất nơi ông đã sống, cưu mang và che chở ông trong suốt hành trình khôn lớn và trưởng thành.
Nhà văn Lê Văn Nghĩa là cây bút trào phúng có tiếng, viết khỏe trên các báo với nhiều “biệt danh” quen thuộc: Điệp viên Không Không Thấy, Thằng Hề, Hai Cù Nèo, Đại Văn Mỗ... Ông vừa qua đời ở tuổi 68 vì bạo bệnh vào ngày 25/7/2021.
Mời độc giả xem video:Bộ Y tế lập thêm 3 trung tâm hồi sức Covid-19 tại TP.HCM - Tin tức 24h. Nguồn ANTV.