Việt Nam: Lễ Vu Lan ở Việt Nam diễn ra vào Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm. Vào ngày này, người dân theo đạo Phật đến chùa tụng kinh, niệm phật, chuẩn bị những mâm cơm dâng lên ông bà, tổ tiên, thể hiện lòng thành kính của mình đối với đạo làm con.Đặt biệt, lễ Vu Lan ở Việt Nam còn có nghi thức “Bông hồng cài áo”. Những ai còn cha mẹ thì cài màu đỏ, ai cha mẹ đã mất thì cài màu trắng. Nghi lễ này để nhắc nhở con cháu hiếu thảo với đấng sinh thành, nhớ về cội nguồn, biết ơn bằng những hành động cao đẹp.Nhật Bản: Người dân Nhật Bản gọi lễ Vu Lan là Obon tổ chức vào tháng 7 và tháng 8 dương lịch. Vào ngày này, người dân treo đèn lồng mang ý nghĩa soi sáng, dẫn lối những linh hồn đã mất về thăm nhà cũ và thực hiện nghi lễ dâng lửa soi đèn cho linh hồn. Tại đây, họ sẽ nhảy điệu múa Odori và gửi đi những lời cầu nguyên đến tổ tiên.Cùng ngày, người dân Nhật Bản trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ, chuẩn bị mâm cỗ cúng. Kết thúc lễ Obon, người dân thả đèn hoa đăng để thay cho lời tạm biệt như một cách để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ.Malaysia: Tại quốc gia này ngày lễ Vu Lan còn gọi là ngày tổ tiên, hay lễ hội tháng Bảy mọi người sẽ treo đèn lồng quanh nhà và ngoài phố.Theo phong tục, người dân sẽ dừng mọi công việc, tập trung ở các ngôi chùa để cầu nguyện và cử hành nghi thức siêu độ vong linh. Bên cạnh đó, Phật tử Malaysia còn tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng tại các khu dân cư.Trung Quốc: Ở Trung Quốc, lễ Vu Lan thường được tổ chức từ ngày 15-30/7 Âm lịch. Người dân thường sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên. Họ tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo.Bên cạnh việc cúng bái, dâng lễ, người dân đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ.Ngoài ra, người dân còn có tập tục đốt vàng mã, giấy tiền… bởi niềm tin, khi đốt những đồ hàng mã ấy thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ.Campuchia: người ta thường gọi ngày này là lễ Pchum Ben có nghĩa là một cuộc gặp gỡ. Lễ hội được diễn ra vào tháng 9 dương lịch hằng năm, suốt 15 ngày đêm. Bởi họ tin rằng, khoảng thời gian diễn ra buổi lễ, những linh hồn đã khuất sẽ tìm đến người thân còn sống của mình để họ chuộc lại những lỗi lầm từ kiếp trước.Vào những ngày này người sẽ dân đến chùa, mặc quần áo trắng để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cũng như cúng dường lên chùa để các chư tăng gửi cho các linh hồn của người quá cố. Ngoài ra, thời gian này người dân tích cực làm việc thiện để tích đức giúp các linh hồn tổ tiên được siêu thoát.Singapore: Ngày lễ được tổ chức vào ngày trăng Rằm tháng 7 và có những điều kiêng cử nhất định như không chụp ảnh, treo quần áo ngoài nhà, huýt sáo hay là đi vào ban đêm ngoài đường. Việc bơi lội trong khoảng thời gian này cũng không được khuyến khích.Ngoài ra, dù là đất nước hiện đại, nhưng trong ngày này một số hoạt động nổi bật vẫn được bảo tồn bao gồm việc đốt vàng mã, tới chùa, chuẩn bị mâm cơm cúng hay là làm nhiều việc thiện.Mời độc giả xem video: Cách chức 3 trưởng phòng thuộc Công an tỉnh Đồng Nai. Nguồn: THDT.
Việt Nam: Lễ Vu Lan ở Việt Nam diễn ra vào Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm. Vào ngày này, người dân theo đạo Phật đến chùa tụng kinh, niệm phật, chuẩn bị những mâm cơm dâng lên ông bà, tổ tiên, thể hiện lòng thành kính của mình đối với đạo làm con.
Đặt biệt, lễ Vu Lan ở Việt Nam còn có nghi thức “Bông hồng cài áo”. Những ai còn cha mẹ thì cài màu đỏ, ai cha mẹ đã mất thì cài màu trắng. Nghi lễ này để nhắc nhở con cháu hiếu thảo với đấng sinh thành, nhớ về cội nguồn, biết ơn bằng những hành động cao đẹp.
Nhật Bản: Người dân Nhật Bản gọi lễ Vu Lan là Obon tổ chức vào tháng 7 và tháng 8 dương lịch. Vào ngày này, người dân treo đèn lồng mang ý nghĩa soi sáng, dẫn lối những linh hồn đã mất về thăm nhà cũ và thực hiện nghi lễ dâng lửa soi đèn cho linh hồn. Tại đây, họ sẽ nhảy điệu múa Odori và gửi đi những lời cầu nguyên đến tổ tiên.
Cùng ngày, người dân Nhật Bản trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ, chuẩn bị mâm cỗ cúng. Kết thúc lễ Obon, người dân thả đèn hoa đăng để thay cho lời tạm biệt như một cách để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ.
Malaysia: Tại quốc gia này ngày lễ Vu Lan còn gọi là ngày tổ tiên, hay lễ hội tháng Bảy mọi người sẽ treo đèn lồng quanh nhà và ngoài phố.
Theo phong tục, người dân sẽ dừng mọi công việc, tập trung ở các ngôi chùa để cầu nguyện và cử hành nghi thức siêu độ vong linh. Bên cạnh đó, Phật tử Malaysia còn tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng tại các khu dân cư.
Trung Quốc: Ở Trung Quốc, lễ Vu Lan thường được tổ chức từ ngày 15-30/7 Âm lịch. Người dân thường sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên. Họ tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo.
Bên cạnh việc cúng bái, dâng lễ, người dân đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ.
Ngoài ra, người dân còn có tập tục đốt vàng mã, giấy tiền… bởi niềm tin, khi đốt những đồ hàng mã ấy thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ.
Campuchia: người ta thường gọi ngày này là lễ Pchum Ben có nghĩa là một cuộc gặp gỡ. Lễ hội được diễn ra vào tháng 9 dương lịch hằng năm, suốt 15 ngày đêm. Bởi họ tin rằng, khoảng thời gian diễn ra buổi lễ, những linh hồn đã khuất sẽ tìm đến người thân còn sống của mình để họ chuộc lại những lỗi lầm từ kiếp trước.
Vào những ngày này người sẽ dân đến chùa, mặc quần áo trắng để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cũng như cúng dường lên chùa để các chư tăng gửi cho các linh hồn của người quá cố. Ngoài ra, thời gian này người dân tích cực làm việc thiện để tích đức giúp các linh hồn tổ tiên được siêu thoát.
Singapore: Ngày lễ được tổ chức vào ngày trăng Rằm tháng 7 và có những điều kiêng cử nhất định như không chụp ảnh, treo quần áo ngoài nhà, huýt sáo hay là đi vào ban đêm ngoài đường. Việc bơi lội trong khoảng thời gian này cũng không được khuyến khích.
Ngoài ra, dù là đất nước hiện đại, nhưng trong ngày này một số hoạt động nổi bật vẫn được bảo tồn bao gồm việc đốt vàng mã, tới chùa, chuẩn bị mâm cơm cúng hay là làm nhiều việc thiện.
Mời độc giả xem video: Cách chức 3 trưởng phòng thuộc Công an tỉnh Đồng Nai. Nguồn: THDT.