Tọa lạc ở số 14 Trần Phú, Tụy Tiên Đường Minh Hương còn được gọi là hội quán Minh Hương, là một di tích lịch sử quan trọng của Di sản thế giới Đô thị cổ Hội An.Lịch sử hình thành của di tích bắt đầu từ cuối thế kỉ 16 - đầu thế kỉ 17, khi người Minh Hương di cư từ một số tỉnh thành phía Nam Trung Quốc đến Hội An lập nghiệp, sinh sống và được chúa nhà Nguyễn cho phép lập làng, lấy hiệu Minh Hương.Theo văn bia được lập từ thời vua Duy Tân (1908) và hiện vẫn được lưu giữ tại di tích, Tụy Tiên Đường Minh Hương được xây dựng vào năm 1820 trên khu đất của miếu Văn Thánh Minh Hương (nay là khu đất số 20 Phan Châu Trinh). Đến năm 1905 thì công trình được di dời về vị trí hiện nay.Trong tên gọi của Tụy Tiên Đường Minh Hương, chữ "Tụy" nghĩa là “tụ họp”, chữ "Tiên" có nghĩa “người xưa quá vãng”. Như ý nghĩa tên gọi, di tích là nơi thờ cúng các bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai phá, phát triển làng Minh Hương phồn thịnh một thời.Về mặt kiến trúc, Tụy Tiên Đường Minh Hương có khuôn viên rộng rãi, được các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng tạo tác, xây dựng công phu, mang đậm nét văn hóa của cả người người Hoa và người Việt.Di tích có kết cấu gồm tiền đường, nhà Đông, nhà Tây, hậu cung, mái lợp ngói âm dương.Nét đặc sắc của công trình là các chi tiết kiến trúc bằng gỗ được chạm trổ sắc sảo theo nhiều đồ án truyền thống, thể hiện tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân Kim Bồng.Hậu cung là khu vực thờ tự chính của Tụy Tiên Đường Minh Hương. Đây là nơi thờ Thập lão, Lục tánh, Tam gia và các vị tiền nhân đã qua đời.Có thể nói, Tụy Tiên Đường Minh Hương là công trình độc đáo, góp thêm sự phong phú đa dạng cho văn hoa và kiến trúc của khu phố cổ Hội An.Vào ngày 29/3/1993, địa điểm này đã được cấp giấy chứng nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Tọa lạc ở số 14 Trần Phú, Tụy Tiên Đường Minh Hương còn được gọi là hội quán Minh Hương, là một di tích lịch sử quan trọng của Di sản thế giới Đô thị cổ Hội An.
Lịch sử hình thành của di tích bắt đầu từ cuối thế kỉ 16 - đầu thế kỉ 17, khi người Minh Hương di cư từ một số tỉnh thành phía Nam Trung Quốc đến Hội An lập nghiệp, sinh sống và được chúa nhà Nguyễn cho phép lập làng, lấy hiệu Minh Hương.
Theo văn bia được lập từ thời vua Duy Tân (1908) và hiện vẫn được lưu giữ tại di tích, Tụy Tiên Đường Minh Hương được xây dựng vào năm 1820 trên khu đất của miếu Văn Thánh Minh Hương (nay là khu đất số 20 Phan Châu Trinh). Đến năm 1905 thì công trình được di dời về vị trí hiện nay.
Trong tên gọi của Tụy Tiên Đường Minh Hương, chữ "Tụy" nghĩa là “tụ họp”, chữ "Tiên" có nghĩa “người xưa quá vãng”. Như ý nghĩa tên gọi, di tích là nơi thờ cúng các bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai phá, phát triển làng Minh Hương phồn thịnh một thời.
Về mặt kiến trúc, Tụy Tiên Đường Minh Hương có khuôn viên rộng rãi, được các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng tạo tác, xây dựng công phu, mang đậm nét văn hóa của cả người người Hoa và người Việt.
Di tích có kết cấu gồm tiền đường, nhà Đông, nhà Tây, hậu cung, mái lợp ngói âm dương.
Nét đặc sắc của công trình là các chi tiết kiến trúc bằng gỗ được chạm trổ sắc sảo theo nhiều đồ án truyền thống, thể hiện tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân Kim Bồng.
Hậu cung là khu vực thờ tự chính của Tụy Tiên Đường Minh Hương. Đây là nơi thờ Thập lão, Lục tánh, Tam gia và các vị tiền nhân đã qua đời.
Có thể nói, Tụy Tiên Đường Minh Hương là công trình độc đáo, góp thêm sự phong phú đa dạng cho văn hoa và kiến trúc của khu phố cổ Hội An.
Vào ngày 29/3/1993, địa điểm này đã được cấp giấy chứng nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.