Tượng tê giác trong bộ tượng linh thú ở chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh). Việt Nam từng là sơi sinh sống của hai loài tê giác một sừng và hai sừng. Trong đó tê giác hai sừng đã biến mất vào giữa thế kỷ 20, còn tê giác một sừng được xác định tuyệt chủng vào năm 2010.Tượng hổ đá có nguồn gốc ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình), niên đại thời Trần (thế kỷ 13-14), hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Ngày nay loài hổ gần như đã biến mất trong môi trường hoang dã ở Việt Nam. Một số chuyên gia cho rằng chúng đã tuyệt chủng ở nước ta.Tượng voi đá ở thành cổ Đồ Bàn (An Nhơn, Bình Định), niên đại thế kỷ 11-12. Voi từng phân bố rộng từ Lai Châu đến Đồng Nai nhưng ngày nay chỉ còn những quần thể nhỏ tách biệt với nhau, nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên ở Việt Nam rất cao.Hình cá sấu trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn ở Hoàng Thành Huế, niên đại 1835-1837. Việt Nam là nơi sinh sống của hai loài cá sấu, gồm cá sấu hoa cà và cá sấu Xiêm. Trong đó cá sấu hoa cà đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, còn cá sấu Xiêm nằm trong diện cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ.Hai bức tượng khỉ trong bộ tượng Bộ khỉ tam không, khai quật ở tháp Chương Sơn (Nam Định), có niên đại vào thời Lý (thế kỷ 11-13), hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Tất cả các loài khỉ ở Việt Nam, gồm khỉ vàng, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn... đều nằm trong Sách Đỏ.Đèn có chân tượng hươu bằng đồng văn hóa Đông Sơn, thế kỷ 2-1 TCN, hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Tương tự như khỉ, tất cả các loài hươu nai ở Việt Nam đều nằm trong Sách Đỏ, cần được bảo vệ do các mối đe dọa từ việc săn bắt bừa bãi và mất môi trường sống.Hình hươu sao trên trống đồng Ngọc Lũ, văn hóa Đông Sơn, niên đại 2.500 năm trước, hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Mặc dù được nuôi tương đối nhiều trong các trang trại, loài hươu sao được xác định là đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ở Việt Nam.Hình tượng rùa đội bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, niên đại từ năm 1442-1779. Tất cả các loài rùa bản địa của Việt Nam đều suy giảm nghiêm trọng về số lượng trong những năm gần đây, hầu hết nằm trong tình trạng nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ.Hình tượng chim công trên quai treo của chiếc đèn đồng văn hóa Đông Sơn, thế kỷ 2-1 TCN, hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Ở Việt Nam, số lượng của chim công đã giảm mạnh trong thiên nhiên, khiến chúng trở thành loài nằm trong diện nguy cấp.Ấm gốm Chu Đậu hình chim trĩ, khai quật tại tàu đắm ở Cù lao Chàm (Quảng Nam), niên đại thế kỷ 15-16, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Trong Sách Đỏ Việt Nam, nhiều loài chim trĩ nằm trong diện nguy cấp như trĩ đỏ, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mào trắng…
Tượng tê giác trong bộ tượng linh thú ở chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh). Việt Nam từng là sơi sinh sống của hai loài tê giác một sừng và hai sừng. Trong đó tê giác hai sừng đã biến mất vào giữa thế kỷ 20, còn tê giác một sừng được xác định tuyệt chủng vào năm 2010.
Tượng hổ đá có nguồn gốc ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình), niên đại thời Trần (thế kỷ 13-14), hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Ngày nay loài hổ gần như đã biến mất trong môi trường hoang dã ở Việt Nam. Một số chuyên gia cho rằng chúng đã tuyệt chủng ở nước ta.
Tượng voi đá ở thành cổ Đồ Bàn (An Nhơn, Bình Định), niên đại thế kỷ 11-12. Voi từng phân bố rộng từ Lai Châu đến Đồng Nai nhưng ngày nay chỉ còn những quần thể nhỏ tách biệt với nhau, nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên ở Việt Nam rất cao.
Hình cá sấu trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn ở Hoàng Thành Huế, niên đại 1835-1837. Việt Nam là nơi sinh sống của hai loài cá sấu, gồm cá sấu hoa cà và cá sấu Xiêm. Trong đó cá sấu hoa cà đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, còn cá sấu Xiêm nằm trong diện cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ.
Hai bức tượng khỉ trong bộ tượng Bộ khỉ tam không, khai quật ở tháp Chương Sơn (Nam Định), có niên đại vào thời Lý (thế kỷ 11-13), hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Tất cả các loài khỉ ở Việt Nam, gồm khỉ vàng, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn... đều nằm trong Sách Đỏ.
Đèn có chân tượng hươu bằng đồng văn hóa Đông Sơn, thế kỷ 2-1 TCN, hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Tương tự như khỉ, tất cả các loài hươu nai ở Việt Nam đều nằm trong Sách Đỏ, cần được bảo vệ do các mối đe dọa từ việc săn bắt bừa bãi và mất môi trường sống.
Hình hươu sao trên trống đồng Ngọc Lũ, văn hóa Đông Sơn, niên đại 2.500 năm trước, hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Mặc dù được nuôi tương đối nhiều trong các trang trại, loài hươu sao được xác định là đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ở Việt Nam.
Hình tượng rùa đội bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, niên đại từ năm 1442-1779. Tất cả các loài rùa bản địa của Việt Nam đều suy giảm nghiêm trọng về số lượng trong những năm gần đây, hầu hết nằm trong tình trạng nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ.
Hình tượng chim công trên quai treo của chiếc đèn đồng văn hóa Đông Sơn, thế kỷ 2-1 TCN, hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Ở Việt Nam, số lượng của chim công đã giảm mạnh trong thiên nhiên, khiến chúng trở thành loài nằm trong diện nguy cấp.
Ấm gốm Chu Đậu hình chim trĩ, khai quật tại tàu đắm ở Cù lao Chàm (Quảng Nam), niên đại thế kỷ 15-16, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Trong Sách Đỏ Việt Nam, nhiều loài chim trĩ nằm trong diện nguy cấp như trĩ đỏ, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mào trắng…