Thái Lan cũng như nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đau đầu trong việc xử lý vấn nạn lấn chiếm vỉa hè, đường phố. Để thay đổi bộ mặt vỉa hè, trả lại lối đi cho người đi bộ, Thái Lan đã có hệ thống quy hoạch và quản lý đô thị khá hiệu quả. Ảnh: Aroon Thaewchatturat/Alamy.Vào đầu những năm 2000, những người bán hàng rong trên những con phố sầm uất, vỉa hè ở Bangkok bị chính quyền thành phố mở cuộc truy quét rầm rộ. Ảnh: Kevin Foy/Alamy.Song song với việc truy quét, giải tỏa những quầy bán hàng rong ở những con phố nhộn nhịp ở Bangkok, chính quyền Thái Lan thiết lập những khu vực công cộng để tập trung những người bán hàng rong. Hành động này không khiến họ mất đi nguồn kiếm sống. Ảnh: Ivan Nesterov/Alamy.Theo đó, Thái Lan thiết lập hàng trăm khu bán hàng rong ngoài trời rộng khắp Bangkok để có thể quản lý hiệu quả. Ảnh: ZUMA Press, Inc. / Alamy.Những khu bán hàng rong được chuyển từ đường chính sang đường nhánh hoặc quy định giờ bán hàng trong ngày trong đó có việc cấm buôn bán giờ cao điểm. Ảnh: Dave Stamboulis/Alamy.Một số tuyến đường như đường Ratchadamri, Tha Phrachan, chính quyền quy định các xe bán hàng rong không được phép hoạt động từ 5 - 7h tối. Ảnh: Straitstimes.Chính quyền Bangkok quy định để ra 1 ngày làm ngày quét dọn toàn thành phố, không cho phép những người bán hàng rong kinh doanh. Ảnh: Straitstimes.Để được phép kinh doanh, người bán hàng rong sẽ phải đăng ký với cơ quan quản lý đô thị Bangkok để có thể buôn bán hợp pháp. Vì vậy, họ phải đóng một khoản tiền phí hàng tháng. Ảnh: importfood.Theo ước tính, vào năm 2013, có khoảng 20.000 hàng rong buôn bán hợp pháp tại thành phố Bangkok. Thông qua việc cấp phép cho những người bán hàng rong được phép kinh doanh, chính quyền Bangkok thu về một khoản phí tương đối lớn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và những hạng mục xã hội khác. Ảnh: AP.Với những hành động trên, Thái Lan đã giành lại vỉa hè cho người đi bộ và đảm bảo trật tự giao thông, an ninh đô thị. Ảnh: CNN.
Thái Lan cũng như nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đau đầu trong việc xử lý vấn nạn lấn chiếm vỉa hè, đường phố. Để thay đổi bộ mặt vỉa hè, trả lại lối đi cho người đi bộ, Thái Lan đã có hệ thống quy hoạch và quản lý đô thị khá hiệu quả. Ảnh: Aroon Thaewchatturat/Alamy.
Vào đầu những năm 2000, những người bán hàng rong trên những con phố sầm uất, vỉa hè ở Bangkok bị chính quyền thành phố mở cuộc truy quét rầm rộ. Ảnh: Kevin Foy/Alamy.
Song song với việc truy quét, giải tỏa những quầy bán hàng rong ở những con phố nhộn nhịp ở Bangkok, chính quyền Thái Lan thiết lập những khu vực công cộng để tập trung những người bán hàng rong. Hành động này không khiến họ mất đi nguồn kiếm sống. Ảnh: Ivan Nesterov/Alamy.
Theo đó, Thái Lan thiết lập hàng trăm khu bán hàng rong ngoài trời rộng khắp Bangkok để có thể quản lý hiệu quả. Ảnh: ZUMA Press, Inc. / Alamy.
Những khu bán hàng rong được chuyển từ đường chính sang đường nhánh hoặc quy định giờ bán hàng trong ngày trong đó có việc cấm buôn bán giờ cao điểm. Ảnh: Dave Stamboulis/Alamy.
Một số tuyến đường như đường Ratchadamri, Tha Phrachan, chính quyền quy định các xe bán hàng rong không được phép hoạt động từ 5 - 7h tối. Ảnh: Straitstimes.
Chính quyền Bangkok quy định để ra 1 ngày làm ngày quét dọn toàn thành phố, không cho phép những người bán hàng rong kinh doanh. Ảnh: Straitstimes.
Để được phép kinh doanh, người bán hàng rong sẽ phải đăng ký với cơ quan quản lý đô thị Bangkok để có thể buôn bán hợp pháp. Vì vậy, họ phải đóng một khoản tiền phí hàng tháng. Ảnh: importfood.
Theo ước tính, vào năm 2013, có khoảng 20.000 hàng rong buôn bán hợp pháp tại thành phố Bangkok. Thông qua việc cấp phép cho những người bán hàng rong được phép kinh doanh, chính quyền Bangkok thu về một khoản phí tương đối lớn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và những hạng mục xã hội khác. Ảnh: AP.
Với những hành động trên, Thái Lan đã giành lại vỉa hè cho người đi bộ và đảm bảo trật tự giao thông, an ninh đô thị. Ảnh: CNN.