Chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc đặc sắc nhất ở Việt Nam. Một trong những điểm đặc biệt trong kiến trúc của ngôi chùa là sự hiện diện của những tác phẩm chạm khắc đá được đánh giá là tuyệt tác.Công trình bằng đá nổi bật của chùa là tháp Báo Nghiêm. Tòa tháp trông như một cây bút gồm 5 tầng với chiều cao 13,05m, tầng đáy rộng với mái hiên nhô ra; bốn tầng trên gần giống nhau, mỗi cạnh rộng 2m.Tầng tháp dưới cùng có 13 bức chạm đá với đề tài động vật được tạo hình rất sinh động.Hay cây cột đá mặt trước tầng này được chạm hình rồng cuốn.Đỉnh tháp chạm hình quả bầu hồ lô, phía trên là mô hình của một tòa tháp 9 tầng, tầng trên cùng có hình như búp sen, gợi liên tưởng đến một ngọn bút chĩa lên trời xanh.Một tác phẩm điêu khắc đá khác của chùa Bút Tháp là cây cầu nối giữa Thượng điện và Tích Thiện am. Cầu bắc qua hồ nhỏ trồng sen, súng, dài 4 mét gồm 3 nhịp uốn cong, mặt lát đá xanh.Hai bên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm chim muông, hoa lá, linh vật… rất công phu, tinh xảo.Trên lan can tòa Thượng điện có 26 bức chạm khắc đá. Cùng với 12 bức chạm ở lan can cầu đá và 13 bức quanh chân tháp Báo Nghiêm, tổng số các bức chạm khắc đá ở chùa Bút Tháp là 51.Các bức chạm thể hiện những đề tài khác nhau như tứ linh, các loài động vật, cảnh thiên nhiên… nhưng đều thống nhất với nhau ở mặt chất liệu, phong cách và thống nhất về niên đại.Hình ảnh chạm khắc ở đây sống động tươi vui hàm chứa ý nghĩa Phật đạo và đặc biệt mang đậm nét tính chất nghệ thuật thiền.Có thể nói, những tác phẩm này là minh chứng thuyết phục cho nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao của người thợ Việt Nam xưa.Một số hình ảnh khác về các tác phẩm điêu khắc đá ở chùa Bút Tháp.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc đặc sắc nhất ở Việt Nam. Một trong những điểm đặc biệt trong kiến trúc của ngôi chùa là sự hiện diện của những tác phẩm chạm khắc đá được đánh giá là tuyệt tác.
Công trình bằng đá nổi bật của chùa là tháp Báo Nghiêm. Tòa tháp trông như một cây bút gồm 5 tầng với chiều cao 13,05m, tầng đáy rộng với mái hiên nhô ra; bốn tầng trên gần giống nhau, mỗi cạnh rộng 2m.
Tầng tháp dưới cùng có 13 bức chạm đá với đề tài động vật được tạo hình rất sinh động.
Hay cây cột đá mặt trước tầng này được chạm hình rồng cuốn.
Đỉnh tháp chạm hình quả bầu hồ lô, phía trên là mô hình của một tòa tháp 9 tầng, tầng trên cùng có hình như búp sen, gợi liên tưởng đến một ngọn bút chĩa lên trời xanh.
Một tác phẩm điêu khắc đá khác của chùa Bút Tháp là cây cầu nối giữa Thượng điện và Tích Thiện am. Cầu bắc qua hồ nhỏ trồng sen, súng, dài 4 mét gồm 3 nhịp uốn cong, mặt lát đá xanh.
Hai bên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm chim muông, hoa lá, linh vật… rất công phu, tinh xảo.
Trên lan can tòa Thượng điện có 26 bức chạm khắc đá. Cùng với 12 bức chạm ở lan can cầu đá và 13 bức quanh chân tháp Báo Nghiêm, tổng số các bức chạm khắc đá ở chùa Bút Tháp là 51.
Các bức chạm thể hiện những đề tài khác nhau như tứ linh, các loài động vật, cảnh thiên nhiên… nhưng đều thống nhất với nhau ở mặt chất liệu, phong cách và thống nhất về niên đại.
Hình ảnh chạm khắc ở đây sống động tươi vui hàm chứa ý nghĩa Phật đạo và đặc biệt mang đậm nét tính chất nghệ thuật thiền.
Có thể nói, những tác phẩm này là minh chứng thuyết phục cho nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao của người thợ Việt Nam xưa.
Một số hình ảnh khác về các tác phẩm điêu khắc đá ở chùa Bút Tháp.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.