Nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, ở phía ngoài lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút là tòa tháp cổ nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội xưa.Tháp được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu.Núi Độc Tôn được xây bằng đá xếp, đường kính 12m, cao 4m, vốn là công trình tôn vinh võ công của chúa Trịnh trong việc dẹp cuộc khởi nghĩa của quận Hẻo Nguyễn Danh Phương trong thế kỷ 18.Tháp Bút được xây bằng đá, có năm tầng, bình đồ hình vuông, cao 28m. Tính cả núi Độc Tôn, chiều cao của tháp là 32m.Ba tầng giữa tháp, mặt hướng về lối vào đền Ngọc Sơn có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh".Hàm ý sâu xa của các chữ này là muốn hướng lòng người đến cái cao cả, trong sáng như bầu trời.Đỉnh Tháp Bút được tạo hình như một đầu bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9m.Một công trình gắn liền với Tháp Bút là Đài Nghiên, nằm trên cánh cổng ở đầu cầu Thê Húc.Đài Nghiên là một nghiên mực bằng đá xanh đẽo tạc theo hình nửa quả đào, cắt ngang theo chiều dọc, khoét lõm, phía dưới được đỡ bằng ba con cóc.Tương truyền, vào một số giờ trong năm, bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên.Có thể nói, bộ đôi Tháp Bút - Đài Nghiên là công trình biểu dương văn chương và nền học vấn của đất Hà Thành.Ngày nay, Tháp Bút là một địa điểm quan trọng trong quần thể di tích của hồ Hoàn Kiếm, là địa điểm thu hút đông đảo du khách xa gần đến tham quan, chiêm bái hàng ngày.Mời quý độc giả xem video: Kiến trúc cổ kinh thành Thăng Long.
Nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, ở phía ngoài lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút là tòa tháp cổ nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội xưa.
Tháp được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu.
Núi Độc Tôn được xây bằng đá xếp, đường kính 12m, cao 4m, vốn là công trình tôn vinh võ công của chúa Trịnh trong việc dẹp cuộc khởi nghĩa của quận Hẻo Nguyễn Danh Phương trong thế kỷ 18.
Tháp Bút được xây bằng đá, có năm tầng, bình đồ hình vuông, cao 28m. Tính cả núi Độc Tôn, chiều cao của tháp là 32m.
Ba tầng giữa tháp, mặt hướng về lối vào đền Ngọc Sơn có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh".
Hàm ý sâu xa của các chữ này là muốn hướng lòng người đến cái cao cả, trong sáng như bầu trời.
Đỉnh Tháp Bút được tạo hình như một đầu bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9m.
Một công trình gắn liền với Tháp Bút là Đài Nghiên, nằm trên cánh cổng ở đầu cầu Thê Húc.
Đài Nghiên là một nghiên mực bằng đá xanh đẽo tạc theo hình nửa quả đào, cắt ngang theo chiều dọc, khoét lõm, phía dưới được đỡ bằng ba con cóc.
Tương truyền, vào một số giờ trong năm, bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên.
Có thể nói, bộ đôi Tháp Bút - Đài Nghiên là công trình biểu dương văn chương và nền học vấn của đất Hà Thành.
Ngày nay, Tháp Bút là một địa điểm quan trọng trong quần thể di tích của hồ Hoàn Kiếm, là địa điểm thu hút đông đảo du khách xa gần đến tham quan, chiêm bái hàng ngày.
Mời quý độc giả xem video: Kiến trúc cổ kinh thành Thăng Long.