Ngày 28/1/1941, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) xây dựng căn cứ cách mạng. Tháng 5/1941, Người quyết định xuất bản một tờ báo làm cơ quan tuyên truyền, cổ động cho Việt Minh: Báo Việt Nam Độc Lập. Ảnh: Nền nhà sàn Bác Hồ đã ở trong những ngày đầu trở về Tổ quốc.Việt Nam Độc Lập là tờ báo cách mạng đầu tiên được xuất bản và phát hành trong nước, là sự nối tiếp báo Thanh Niên – tờ báo do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở Hương Cảng (Trung Quốc) ngày 21/6/1925, ngày đã được chọn làm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Bàn đá bên suối Lê Nin, nơi Bác Hồ ngồi làm việc ở chiến khu Pác Bó.Báo Việt Nam Độc Lập hình thành trong một điều kiện đặc thù, đó là vùng rừng núi hiểm trở của chiến khu Pác Bó, với rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, hoạt động vận hành so với những tờ báo phát triển ở vùng đô thị. Ảnh: Khu vực cửa hang Cốc Bó, nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại chiến khu Pác Bó.Thách thức lớn nhất là tờ báo phải hoạt động trong sự kiểm tỏa, phá hoại điên cuồng của thực dân Pháp, phát xít Nhật, những kẻ mang dã tâm biến dân tộc ta thành nô lệ, không chấp nhận một Việt Nam độc lập. Ảnh: Không gian trong hang Cốc Bó với chiếc bàn làm việc đơn sơ của Bác Hồ.Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chỉ đạo việc làm báo Việt Nam Độc Lập từ số đầu tiên (101) ra ngày 1/8/1941 cho đến khi đi Trung Quốc (8/1942). Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đảm nhiệm mọi trọng trách, vừa là người viết, vừa là người duyệt, vẽ tranh minh họa, tranh cổ động, tham gia in ấn. Ảnh: Bàn đá dùng đề in báo Việt Nam Độc lập (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).Giai đoạn đó báo ra được trên 30 số, mỗi số 400 bản. Vượt qua gian khó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện một cách sinh động đường lối cách mạng, gửi gắm niềm tin vào thắng lợi, vào chân lý của dân tộc của từng trang báo. Ảnh: Rulô và con dấu dùng trong quá trình xuất bản báo "Việt Nam Độc lập" (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).Các bài viết của báo kêu gọi toàn dân đoàn kết, cổ vũ, động viên cho cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, tố cáo những tội ác dã man của phát xít Nhật - đế quốc Pháp, hướng dẫn đồng bào tham gia cứu nước... Ảnh: Hang Diêm Tiêu, nơi cất giấu tài liệu bí mật của Bác Hồ tại Pác Bó.Báo Việt Nam Độc Lập đã thực sự có những đóng góp to lớn cho quá trình giải phóng dân tộc. Tháng 8/1956, Khu Tự trị Việt Bắc được thành lập, tờ báo mang trọng trách mới, trở thành cơ quan ngôn luận của Khu ủy, chính quyền và nhân dân 6 tỉnh trong khu. Ảnh: Ảnh: Lán Khuổi Nậm, nơi ra quyết định thành lập báo Việt Nam Độc Lập.Trải qua những năm tháng song hành cùng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, báo Việt Nam Độc Lập kết thúc nhiệm vụ vào ngày 11/3/1976, khi ra số cuối cùng là số 1737. Ảnh: Ảnh: Đầu nguồn suối Lê Nin ở chiến khu Pác Bó.Đó là thời điểm mà ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập vĩ đại của tờ báo - đã được hoàn thành trọn vẹn: Đất nước đã hoàn toàn độc lập, non sông đã thu về một mối... Ảnh: Suối Lê Nin - con suối bắt nguồn từ chiến khu Pác Bó.
Ngày 28/1/1941, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) xây dựng căn cứ cách mạng. Tháng 5/1941, Người quyết định xuất bản một tờ báo làm cơ quan tuyên truyền, cổ động cho Việt Minh: Báo Việt Nam Độc Lập. Ảnh: Nền nhà sàn Bác Hồ đã ở trong những ngày đầu trở về Tổ quốc.
Việt Nam Độc Lập là tờ báo cách mạng đầu tiên được xuất bản và phát hành trong nước, là sự nối tiếp báo Thanh Niên – tờ báo do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở Hương Cảng (Trung Quốc) ngày 21/6/1925, ngày đã được chọn làm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Bàn đá bên suối Lê Nin, nơi Bác Hồ ngồi làm việc ở chiến khu Pác Bó.
Báo Việt Nam Độc Lập hình thành trong một điều kiện đặc thù, đó là vùng rừng núi hiểm trở của chiến khu Pác Bó, với rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, hoạt động vận hành so với những tờ báo phát triển ở vùng đô thị. Ảnh: Khu vực cửa hang Cốc Bó, nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại chiến khu Pác Bó.
Thách thức lớn nhất là tờ báo phải hoạt động trong sự kiểm tỏa, phá hoại điên cuồng của thực dân Pháp, phát xít Nhật, những kẻ mang dã tâm biến dân tộc ta thành nô lệ, không chấp nhận một Việt Nam độc lập. Ảnh: Không gian trong hang Cốc Bó với chiếc bàn làm việc đơn sơ của Bác Hồ.
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chỉ đạo việc làm báo Việt Nam Độc Lập từ số đầu tiên (101) ra ngày 1/8/1941 cho đến khi đi Trung Quốc (8/1942). Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đảm nhiệm mọi trọng trách, vừa là người viết, vừa là người duyệt, vẽ tranh minh họa, tranh cổ động, tham gia in ấn. Ảnh: Bàn đá dùng đề in báo Việt Nam Độc lập (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Giai đoạn đó báo ra được trên 30 số, mỗi số 400 bản. Vượt qua gian khó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện một cách sinh động đường lối cách mạng, gửi gắm niềm tin vào thắng lợi, vào chân lý của dân tộc của từng trang báo. Ảnh: Rulô và con dấu dùng trong quá trình xuất bản báo "Việt Nam Độc lập" (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Các bài viết của báo kêu gọi toàn dân đoàn kết, cổ vũ, động viên cho cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, tố cáo những tội ác dã man của phát xít Nhật - đế quốc Pháp, hướng dẫn đồng bào tham gia cứu nước... Ảnh: Hang Diêm Tiêu, nơi cất giấu tài liệu bí mật của Bác Hồ tại Pác Bó.
Báo Việt Nam Độc Lập đã thực sự có những đóng góp to lớn cho quá trình giải phóng dân tộc. Tháng 8/1956, Khu Tự trị Việt Bắc được thành lập, tờ báo mang trọng trách mới, trở thành cơ quan ngôn luận của Khu ủy, chính quyền và nhân dân 6 tỉnh trong khu. Ảnh: Ảnh: Lán Khuổi Nậm, nơi ra quyết định thành lập báo Việt Nam Độc Lập.
Trải qua những năm tháng song hành cùng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, báo Việt Nam Độc Lập kết thúc nhiệm vụ vào ngày 11/3/1976, khi ra số cuối cùng là số 1737. Ảnh: Ảnh: Đầu nguồn suối Lê Nin ở chiến khu Pác Bó.
Đó là thời điểm mà ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập vĩ đại của tờ báo - đã được hoàn thành trọn vẹn: Đất nước đã hoàn toàn độc lập, non sông đã thu về một mối... Ảnh: Suối Lê Nin - con suối bắt nguồn từ chiến khu Pác Bó.