Nằm giữa khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ Hà Nội, nhà 48 Hàng Ngang chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập, bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945.Vào đầu thập niên 1940, ngôi nhà này nguyên là hiệu Phúc Lợi, một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội. Chủ nhân của ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ.Nhà có hình ống, sâu 70 mét, có hai mặt phố, là một trong những ngôi nhà có quy mô lớn bậc nhất phố cổ thời bấy giờ. Mặt trước nhà là phố Hàng Ngang, gắn số 48, rộng chừng 6 mét.Mặt sau là phố Hàng Cân, gắn số 35, rộng chừng 10 mét.Toàn bộ khu nhà được chia làm ba khối nhà mang kiến trúc hiện đại, mỗi khối có ba tầng. Các cầu thang, hành lang và ban công được thiết kế rộng rãi.Các khối nhà tách biệt với nhau bằng giếng trời bài trí nhiều cây xanh, đem lại sự hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên.Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội.Tại ngôi nhà này, Bác Hồ đã ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, trong căn phòng ở tầng hai, Người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập.Trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử, đến nay, kiến trúc của ngôi nhà 48 Hàng Ngang hầu như vẫn được lưu giữ nguyên vẹn.Tầng một của ngôi nhà hiện tại là nơi trưng bày những tư liệu theo chủ đề.Tầng hai, gian phòng ngoài cùng (mặt phố Hàng Ngang) là phòng khách lớn, được Hồ Chủ tịch và Thường vụ Trung ương Đảng dùng làm nơi tiếp khách. Nơi đây còn lưu giữ chiếc bàn dài, các bộ bàn ghế sofa, tủ gỗ...Khung cảnh nhìn từ ban công liền kề phòng khách lớn.Căn phòng nhỏ nằm kế tiếp phòng khách chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.Căn phòng có tủ đựng tài liệu, ghế bành, bàn gỗ, giường vải cùng một số vật dụng khác.Cận cảnh chiếc bàn lịch sử, nơi Bác Hồ chấp bút viết Tuyên ngôn Độc lập.Căn phòng tiếp theo ở tầng hai nằm ở khối nhà giữa, tiếp nối với khối nhà thứ nhất bằng hành lang, là nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Trung ương Đảng.Tại đây vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến thời gian làm việc của Bác Hồ và Trung ương Đảng. Giữa căn phòng là một bàn họp lớn, nơi Tuyên ngôn Độc lập đã được thông qua trước ngày 2/9/1945.Các phòng trên tầng ba được dùng làm phòng truyền thống và nơi dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.Khung cảnh trên tầng thượng của ngôi nhà 48 Hàng Ngang.Từ năm 1970, ngôi nhà này đã được dành làm nơi lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến năm 1979 được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.Ngày nay, nhà 48 Hàng Ngang là một địa chỉ đỏ để người dân và du khách đến tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.Vào dịp Quốc khánh 2/9, đây thực sự là một điểm tham quan có ý nghĩa đặc biệt ở Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.
Nằm giữa khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ Hà Nội, nhà 48 Hàng Ngang chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập, bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945.
Vào đầu thập niên 1940, ngôi nhà này nguyên là hiệu Phúc Lợi, một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội. Chủ nhân của ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ.
Nhà có hình ống, sâu 70 mét, có hai mặt phố, là một trong những ngôi nhà có quy mô lớn bậc nhất phố cổ thời bấy giờ. Mặt trước nhà là phố Hàng Ngang, gắn số 48, rộng chừng 6 mét.
Mặt sau là phố Hàng Cân, gắn số 35, rộng chừng 10 mét.
Toàn bộ khu nhà được chia làm ba khối nhà mang kiến trúc hiện đại, mỗi khối có ba tầng. Các cầu thang, hành lang và ban công được thiết kế rộng rãi.
Các khối nhà tách biệt với nhau bằng giếng trời bài trí nhiều cây xanh, đem lại sự hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên.
Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội.
Tại ngôi nhà này, Bác Hồ đã ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, trong căn phòng ở tầng hai, Người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập.
Trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử, đến nay, kiến trúc của ngôi nhà 48 Hàng Ngang hầu như vẫn được lưu giữ nguyên vẹn.
Tầng một của ngôi nhà hiện tại là nơi trưng bày những tư liệu theo chủ đề.
Tầng hai, gian phòng ngoài cùng (mặt phố Hàng Ngang) là phòng khách lớn, được Hồ Chủ tịch và Thường vụ Trung ương Đảng dùng làm nơi tiếp khách. Nơi đây còn lưu giữ chiếc bàn dài, các bộ bàn ghế sofa, tủ gỗ...
Khung cảnh nhìn từ ban công liền kề phòng khách lớn.
Căn phòng nhỏ nằm kế tiếp phòng khách chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
Căn phòng có tủ đựng tài liệu, ghế bành, bàn gỗ, giường vải cùng một số vật dụng khác.
Cận cảnh chiếc bàn lịch sử, nơi Bác Hồ chấp bút viết Tuyên ngôn Độc lập.
Căn phòng tiếp theo ở tầng hai nằm ở khối nhà giữa, tiếp nối với khối nhà thứ nhất bằng hành lang, là nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Trung ương Đảng.
Tại đây vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến thời gian làm việc của Bác Hồ và Trung ương Đảng. Giữa căn phòng là một bàn họp lớn, nơi Tuyên ngôn Độc lập đã được thông qua trước ngày 2/9/1945.
Các phòng trên tầng ba được dùng làm phòng truyền thống và nơi dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khung cảnh trên tầng thượng của ngôi nhà 48 Hàng Ngang.
Từ năm 1970, ngôi nhà này đã được dành làm nơi lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến năm 1979 được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Ngày nay, nhà 48 Hàng Ngang là một địa chỉ đỏ để người dân và du khách đến tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Vào dịp Quốc khánh 2/9, đây thực sự là một điểm tham quan có ý nghĩa đặc biệt ở Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.