Minh Hiếu Tông - Trương Hoàng hậu: Trong số các hoàng đế chung tình nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc phải kể đến Minh Hiếu Tông.
Ông chỉ yêu duy nhất Trương Hoàng hậu. Việc nối dõng tông đường là việc đại sự trong đời mỗi con người, đối với vua chúa thì nghĩa vụ này còn nặng nề hơn. Mặc dù rất nhiều lần quan đại thần trong triều dâng tấu khẩn thiết đề nghị Minh Hiếu Tông hoàng đế nạp thiếp, bổ sung hậu cung, nhưng ông đều từ chối.Tình nghĩa phu thê giữa ông và Trương Hoàng hậu khiến người đời ngưỡng mộ.
Hán Tuyên đế - Hứa Hoàng hậu: Trong lịch sử Trung Quốc, rất ít có hoàng đế nào xuất thân từ nghèo hàn sau đó nắm ngôi vương như Hán Tuyên đế. Ông nội của ông là con trai trưởng của Hán Vũ đế, tự sát do binh biến, cha của ông cũng chết lúc ông còn rất nhỏ. Ngay từ nhỏ, Hán Tuyên đế đã là một cô nhi với thân phận bình dân, sau lớn lên ông lấy Hứa Bình Quân làm vợ, vợ của ông cũng là một con nhà thường dân.
Thời cơ vận mệnh tới, sau khi Hán Chiêu đế chết, tiếp sau đó mấy vị hoàng đế đều yểu mệnh, qua kiểm kê danh sách, Hán Tuyên đế được chọn làm hoàng đế cai trị đất nước. Viên quan Lỗi Quang là người đề cử Hán Tuyên đế, nhưng sau này chính ông này đã hại chết Hứa Hoàng hậu và gả con gái của ông cho Hán Tuyên đế.
Tuy vậy, tình nghĩa vợ chồng thuở hàn vi cơ cực đã chiến thắng tất cả, Hán Tuyên đế dốc lòng chăm sóc con trai chung với Hứa Hoàng hậu, sau này ông còn giết gia tộc Lỗi Quang để trả thù cho vợ mình. Tấm lòng chung thủy của Hán Tuyên đế đối với hoàng hậu của mình cũng được coi là xưa nay hiếm.
Minh Thái Tổ - Mã Hoàng hậu: Tình cảm sâu đậm của Minh Thái Tổ đối với Mã Hoàng hậu thể hiện ở hai việc.
Thứ nhất, sau khi Mã Hoàng hậu qua đời, Minh Thái Tổ không hề lập hoàng hậu mới, điều này cho thấy vị trí của bà trong lòng hoàng đế.
Thứ hai, Minh Thái Tổ là vị vua khá tàn bạo, chỉ cần các phi tần khác phạm sai lầm nhỏ đều bị xử tử, riêng đối với Mã Hoàng hậu, ông luôn ân cần, trân trọng.
Ngoài ra, còn một trường hợp khác, có lý do khác so với các trường hợp trên, vị vua này khá chung thủy với vợ của mình, tuy nhiên không phải là do ông tự nguyện mà vì “sợ vợ”. Tùy Văn đế do sợ vợ mình nên không dám tơ tưởng tới người phụ nữ khác.
Minh Hiếu Tông - Trương Hoàng hậu: Trong số các hoàng đế chung tình nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc phải kể đến Minh Hiếu Tông.
Ông chỉ yêu duy nhất Trương Hoàng hậu. Việc nối dõng tông đường là việc đại sự trong đời mỗi con người, đối với vua chúa thì nghĩa vụ này còn nặng nề hơn. Mặc dù rất nhiều lần quan đại thần trong triều dâng tấu khẩn thiết đề nghị Minh Hiếu Tông hoàng đế nạp thiếp, bổ sung hậu cung, nhưng ông đều từ chối.
Tình nghĩa phu thê giữa ông và Trương Hoàng hậu khiến người đời ngưỡng mộ.
Hán Tuyên đế - Hứa Hoàng hậu: Trong lịch sử Trung Quốc, rất ít có hoàng đế nào xuất thân từ nghèo hàn sau đó nắm ngôi vương như Hán Tuyên đế. Ông nội của ông là con trai trưởng của Hán Vũ đế, tự sát do binh biến, cha của ông cũng chết lúc ông còn rất nhỏ. Ngay từ nhỏ, Hán Tuyên đế đã là một cô nhi với thân phận bình dân, sau lớn lên ông lấy Hứa Bình Quân làm vợ, vợ của ông cũng là một con nhà thường dân.
Thời cơ vận mệnh tới, sau khi Hán Chiêu đế chết, tiếp sau đó mấy vị hoàng đế đều yểu mệnh, qua kiểm kê danh sách, Hán Tuyên đế được chọn làm hoàng đế cai trị đất nước. Viên quan Lỗi Quang là người đề cử Hán Tuyên đế, nhưng sau này chính ông này đã hại chết Hứa Hoàng hậu và gả con gái của ông cho Hán Tuyên đế.
Tuy vậy, tình nghĩa vợ chồng thuở hàn vi cơ cực đã chiến thắng tất cả, Hán Tuyên đế dốc lòng chăm sóc con trai chung với Hứa Hoàng hậu, sau này ông còn giết gia tộc Lỗi Quang để trả thù cho vợ mình. Tấm lòng chung thủy của Hán Tuyên đế đối với hoàng hậu của mình cũng được coi là xưa nay hiếm.
Minh Thái Tổ - Mã Hoàng hậu: Tình cảm sâu đậm của Minh Thái Tổ đối với Mã Hoàng hậu thể hiện ở hai việc.
Thứ nhất, sau khi Mã Hoàng hậu qua đời, Minh Thái Tổ không hề lập hoàng hậu mới, điều này cho thấy vị trí của bà trong lòng hoàng đế.
Thứ hai, Minh Thái Tổ là vị vua khá tàn bạo, chỉ cần các phi tần khác phạm sai lầm nhỏ đều bị xử tử, riêng đối với Mã Hoàng hậu, ông luôn ân cần, trân trọng.
Ngoài ra, còn một trường hợp khác, có lý do khác so với các trường hợp trên, vị vua này khá chung thủy với vợ của mình, tuy nhiên không phải là do ông tự nguyện mà vì “sợ vợ”. Tùy Văn đế do sợ vợ mình nên không dám tơ tưởng tới người phụ nữ khác.